Trẻ sơ sinh có hình dạng và kích cỡ khác nhau nhưng một tỷ lệ nhỏ trẻ có cân nặng thấp hoặc cao hơn mức độ trung bình. Bố mẹ hãy theo dõi bảng cân nặng trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây để biết con mình đang đạt đến mức nào.
I. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo tháng
Sự phát triển của trẻ sơ sinh là điều vô cùng kỳ diệu với sự thay đổi đáng ngạc nhiên theo từng ngày. Các bậc cha mẹ đều cần theo dõi sát sao để biết con mình có đang phát triển bình thường hay không.
Dưới đây là bảng cân nặng trẻ sơ sinh của bé trai và bé gái theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế Thế Giới WHO.
Cân nặng bé gái |
|||||||
Tháng tuổi | -SD3 | -SD2 | -SD1 | TB | +SD1 | +SD2 | +SD3 |
0 | 2.0 | 2.4 | 2.8 | 3.2 | 3.7 | 4.2 | 4.8 |
1 | 2.7 | 3.2 | 3.6 | 4.2 | 4.8 | 5.4 | 6.2 |
2 | 3.4 | 3.9 | 4.5 | 5.1 | 5.8 | 6.6 | 7.5 |
3 | 4.0 | 4.5 | 5.2 | 5.8 | 6.6 | 7.5 | 8.5 |
4 | 4.4 | 5.0 | 5.7 | 6.4 | 7.3 | 8.2 | 9.3 |
5 | 4.8 | 5.4 | 6.1 | 6.9 | 7.8 | 8.8 | 10.0 |
6 | 5.1 | 5.7 | 6.5 | 7.3 | 8.2 | 9.3 | 10.6 |
7 | 5.3 | 6.0 | 6.8 | 7.6 | 8.6 | 9.8 | 11.1 |
8 | 5.6 | 6.3 | 7.0 | 7.9 | 9.0 | 10.2 | 11.6 |
9 | 5.8 | 6.5 | 7.3 | 8.2 | 9.3 | 10.5 | 12.0 |
10 | 5.9 | 6.7 | 7.5 | 8.5 | 9.6 | 10.9 | 12.4 |
11 | 6.1 | 6.9 | 7.7 | 8.7 | 9.9 | 11.2 | 12.8 |
12 | 6.3 | 7.0 | 7.9 | 8.9 | 10.1 | 11.5 | 13.1 |
13 | 6.4 | 7.2 | 8.1 | 9.2 | 10.4 | 11.8 | 13.5 |
14 | 6.6 | 7.4 | 8.3 | 9.4 | 10.6 | 12.1 | 13.8 |
15 | 6.7 | 7.6 | 8.5 | 9.6 | 10.9 | 12.4 | 14.1 |
16 | 6.9 | 7.7 | 8.7 | 9.8 | 11.1 | 12.6 | 14.5 |
17 | 7.0 | 7.9 | 8.9 | 10.0 | 11.4 | 12.9 | 14.8 |
18 | 7.2 | 8.1 | 9.1 | 10.2 | 11.6 | 13.2 | 15.1 |
19 | 7.3 | 8.2 | 9.2 | 10.4 | 11.8 | 13.5 | 15.4 |
20 | 7.5 | 8.4 | 9.4 | 10.6 | 12.1 | 13.7 | 15.7 |
21 | 7.6 | 8.6 | 9.6 | 10.9 | 12.3 | 14.0 | 16.0 |
22 | 7.8 | 8.7 | 9.8 | 11.1 | 12.5 | 14.3 | 16.4 |
23 | 7.9 | 8.9 | 10.0 | 11.3 | 12.8 | 14.6 | 16.7 |
24 | 8.1 | 9.0 | 10.2 | 11.5 | 13.0 | 14.8 | 17.0 |
25 | 8.2 | 9.2 | 10.3 | 11.7 | 13.3 | 15.1 | 17.3 |
26 | 8.4 | 9.4 | 10.5 | 11.9 | 13.5 | 15.4 | 17.7 |
27 | 8.5 | 9.5 | 10.7 | 12.1 | 13.7 | 15.7 | 18.0 |
28 | 8.6 | 9.7 | 10.9 | 12.3 | 14.0 | 16.0 | 18.3 |
29 | 8.8 | 9.8 | 11.1 | 12.5 | 14.2 | 16.2 | 18.7 |
30 | 8.9 | 10.0 | 11.2 | 12.7 | 14.4 | 16.5 | 19.9 |
31 | 9.0 | 10.1 | 11.4 | 12.9 | 14.7 | 16.8 | 19.2 |
32 | 9.1 | 10.3 | 11.6 | 13.1 | 14.9 | 17.1 | 19.6 |
33 | 9.3 | 10.4 | 11.7 | 13.3 | 15.1 | 17.3 | 20.0 |
34 | 9.4 | 10.5 | 11.9 | 13.5 | 15.4 | 17.6 | 20.3 |
35 | 9.5 | 10.7 | 12.0 | 13.7 | 15.6 | 17.9 | 20.6 |
36 | 9.6 | 10.8 | 12.2 | 13.9 | 15.8 | 18.1 | 20.9 |
Cân nặng bé trai |
|||||||
Tháng tuổi | -SD3 | -SD2 | -SD1 | TB | +SD1 | +SD2 | +SD3 |
0 | 2.1 | 2.5 | 2.9 | 3.3 | 3.9 | 4.4 | 5.0 |
1 | 2.9 | 3.4 | 3.9 | 4.5 | 5.1 | 5.8 | 6.6 |
2 | 3.8 | 4.3 | 4.9 | 5.6 | 6.3 | 7.1 | 8.0 |
3 | 4.4 | 5.0 | 5.7 | 6.4 | 7.2 | 8.0 | 9.0 |
4 | 4.9 | 5.6 | 6.2 | 7.0 | 7.8 | 8.7 | 9.7 |
5 | 5.3 | 6.0 | 6.7 | 7.5 | 8.4 | 9.3 | 10.4 |
6 | 5.7 | 6.4 | 7.1 | 7.9 | 8.8 | 9.8 | 10.9 |
7 | 5.9 | 6.7 | 7.4 | 8.3 | 9.2 | 10.3 | 11.4 |
8 | 6.2 | 6.9 | 7.7 | 8.6 | 9.6 | 10.7 | 11.9 |
9 | 6.4 | 7.1 | 8.0 | 8.9 | 9.9 | 11.0 | 12.3 |
10 | 6.6 | 7.4 | 8.2 | 9.2 | 10.2 | 11.4 | 12.7 |
11 | 6.8 | 7.6 | 8.4 | 9.4 | 10.5 | 11.7 | 13.0 |
12 | 6.9 | 7.7 | 8.6 | 9.6 | 10.8 | 12.0 | 13.3 |
13 | 7.1 | 7.9 | 8.8 | 9.9 | 11.0 | 12.3 | 13.7 |
14 | 7.2 | 8.1 | 9.0 | 10.1 | 11.3 | 12.6 | 14.0 |
15 | 7.4 | 8.3 | 9.2 | 10.3 | 11.5 | 12.8 | 14.3 |
16 | 7.5 | 8.4 | 9.4 | 10.5 | 11.7 | 13.1 | 14.6 |
17 | 7.7 | 8.6 | 9.6 | 10.7 | 12.0 | 13.4 | 14.9 |
18 | 7.8 | 8.8 | 9.8 | 10.9 | 12.2 | 13.7 | 15.3 |
19 | 8.0 | 8.9 | 10.0 | 11.1 | 12.5 | 13.9 | 15.6 |
20 | 8.1 | 9.1 | 10.1 | 11.3 | 12.7 | 14.2 | 15.9 |
21 | 8.2 | 9.2 | 10.3 | 11.5 | 12.9 | 14.5 | 16.2 |
22 | 8.4 | 9.4 | 10.5 | 11.8 | 13.2 | 14.7 | 16.5 |
23 | 8.5 | 9.5 | 10.7 | 12.0 | 13.4 | 15.0 | 16.8 |
24 | 8.6 | 9.7 | 10.8 | 12.2 | 13.6 | 15.3 | 17.1 |
25 | 8.8 | 9.8 | 11.0 | 12.4 | 13.9 | 15.5 | 17.5 |
26 | 8.9 | 10.0 | 11.2 | 12.5 | 14.1 | 15.8 | 17.8 |
27 | 9.0 | 10.1 | 11.3 | 12.7 | 14.3 | 16.1 | 18.1 |
28 | 9.1 | 10.2 | 11.5 | 12.9 | 14.5 | 16.3 | 18.4 |
29 | 9.2 | 10.4 | 11.7 | 13.1 | 14.8 | 16.6 | 18.7 |
30 | 9.4 | 10.5 | 11.8 | 13.3 | 15.0 | 16.9 | 19.0 |
31 | 9.5 | 10.7 | 12.0 | 13.5 | 15.2 | 17.1 | 19.3 |
32 | 9.6 | 10.8 | 12.1 | 13.7 | 15.4 | 17.4 | 19.6 |
33 | 9.7 | 10.9 | 12.3 | 13.8 | 15.6 | 17.6 | 19.9 |
34 | 9.8 | 11.0 | 12.4 | 14.0 | 15.8 | 17.8 | 20.2 |
35 | 9.9 | 11.2 | 12.6 | 14.2 | 16.0 | 18.1 | 20.4 |
36 | 10.0 | 11.3 | 12.7 | 14.3 | 16.2 | 18.3 | 10.7 |
Bảng cân nặng trẻ sơ sinh WHO
Trong đó:
- TB: Đạt chuẩn trung bình
- -SD: Dưới chuẩn
- +SD: Trên chuẩn
1. Cân nặng trẻ mới sinh
Theo thống kê của tổ chức y tế Thế Giới WHO, những em bé mới chào đời có độ dài trung bình 50cm và cân nặng trung bình khoảng 3,3kg. Trong đó, vòng đầu của bé trai khoảng 34,3cm, bé gái là 33,8cm.
2. Cân nặng trẻ 4 ngày tuổi
Đây là khoảng thời gian cân nặng của em bé sẽ giảm xuống 5-10% so với lúc mới sinh ra do cơ thể bé thiếu nước và dịch mỗi khi đi vệ sinh.
3. Trẻ từ 5 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi
Trong khoảng thời gian này, cân nặng của bé sẽ tăng khoảng 15-28g. Sau 2 tuần tuổi, cân nặng của em bé sẽ trở lại như lúc mới sinh.
4. Trẻ từ 3-6 tháng tuổi
Sau mỗi 2 tuần, trẻ sẽ tăng lên 225g đến khi được 6 tháng thì cân nặng sẽ gấp đôi so với lúc mới sinh.
5. Cân nặng trẻ từ 7-12 tháng tuổi
Em bé sẽ tăng cân trung bình khoảng 500g/tháng. Đối với những trẻ bú sữa mẹ, cân nặng sẽ tăng lên ít hơn. Trong giai đoạn này, em bé sẽ tiêu tốn rất nhiều Calo vì bắt đầu vận động nhiều hơn như: lật, trườn, bò, đi,… Trước 1 tuổi, trẻ sẽ có chiều cao khoảng 72-76cm và cân nặng tăng gấp 3 lần so với lúc mới sinh.
II. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé
1. Gen di truyền
Yếu tố di truyền là nhân tố đầu tiên tác động đến sự phát triển của trẻ. Em sẽ sẽ thừa hưởng những đặc điểm từ gen di truyền của cả bố và mẹ khi được sinh ra.
2. Môi trường sống và dinh dưỡng
Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ là dinh dưỡng và môi trường sống. Nếu như trẻ bị suy dinh dưỡng thì quá trình phát triển thể chất sẽ chậm dần, độ chắc khỏe của răng, mật độ xương và kích thước của những cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng đáng kể. Ngoài ra, những yếu tố môi trường như khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng tác động lớn đến sự phát triển thể chất ở trẻ.
3. Những bệnh lý mãn tính
Những trẻ bị khuyết tật, mắc bệnh lý mãn tính hay đã từng phẫu thuật sẽ đều bị ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.
4. Sự quan tâm của các bậc phụ huynh
Theo các nhà nghiên cứu khoa học thần kinh, trẻ em thường xuyên nhận được sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ sẽ có tác động lớn đến sự hình thành và phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.
5. Chăm sóc sức khỏe khi mẹ bầu mang thai và cho con bú
Sức khỏe của mẹ trong giai đoạn mang thai và cho con bú đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu như mẹ gặp nhiều căng thẳng sẽ khiến cơ thể suy yếu, trí tuệ và khả năng vận động giảm sút. Vì thế, trong giai đoạn này cần giữ tinh thần thoải mái, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để tăng dinh dưỡng cho cơ thể.
6. Vận động thể chất điều độ
Việc vận động thể chất vô cùng quan trọng đối với hệ thần kinh và cơ xương khớp của trẻ. Vận động nhiều sẽ tốt cho sự phát triển chiều cao và cân nặng, giảm khả năng thừa cân, béo phì, hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
III. Tầm quan trọng của cân nặng với trẻ sơ sinh
1. Trẻ sơ sinh nhẹ cân
Trẻ sơ sinh có thể khó tăng cân vì nhiều lý do bao gồm:
- Mẹ cho bú sai cách
- Trẻ không nhận đủ lượng thức ăn hoặc Calo hàng ngày
- Trẻ bị nôn trớ
- Trẻ tiếp xúc với nhiễm trùng trước khi sinh
- Trẻ bị dị tật bẩm sinh
- Trẻ mắc những bệnh lý bẩm sinh chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh tim bẩm sinh
Khi em bé không thể tăng cân là có thể đang gặp vấn đề như suy dinh dưỡng hoặc một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Điều này rất đáng lo ngại vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng đạt được các mốc phát triển của bé và tác động xấu đến hệ thống miễn dịch.
2. Trẻ sơ sinh thừa cân
- Nếu mẹ bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ, trẻ sinh ra sẽ có trọng lượng trên trung bình và có thể cần được chăm sóc y tế thêm để đảm bảo lượng đường trong máu được giữ ở mức bình thường.
- Nếu mẹ tăng cân nhiều hơn mức cân nặng được khuyến nghị trong thai kỳ, trẻ cũng có thể nặng hơn mức trung bình. Đây là lý do mẹ bầu cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh khi đang mang thai. Mức cân nặng được khuyến nghị nên tăng là từ 11,3-20,5kg trong suốt thai kỳ và luôn tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.
Việc trẻ sơ sinh tăng cân trong 6-12 tháng đầu đời thường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Đặc biệt, với trẻ bú sữa mẹ, cân nặng thường tăng nhanh hơn trong 6 tháng đầu, sau đó sẽ chậm lại. Đôi khi, những em bé nặng hơn có thể bò và đi muộn hơn những em bé khác. Bố mẹ có thể điều chỉnh cân nặng hợp lý khi con lớn lên và bắt đầu ăn dặm.
IV. Cách chăm sóc và điều chỉnh cân nặng cho con
- Bố mẹ có thể đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra và theo dõi tốc độ phát triển của con. Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích và nếu cần thiết sẽ giúp bố mẹ lên kế hoạch dinh dưỡng phù hợp với con.
- Nếu con khó tăng cân và mẹ ít sữa, có thể bổ sung thay thế bằng sữa công thức. Đến khi con 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu ăn dặm với ngũ cốc, thức ăn xay nhuyễn.
- Nếu mẹ gặp khó khăn khi cho con bú, có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn để được hỗ trợ, tìm những tư thế thoải mái để bế con và giúp bạn nuôi con bằng sữa mẹ thành công.
Ngoài ra, mẹ có thể thử các bài tập cho con bú để giúp trẻ dễ dàng bú vú hoặc bú bình hơn. Ví dụ như xoa bóp cằm của bé hoặc chạm vào môi của bé.
- Một cách để xác định xem con có hấp thụ đủ dinh dưỡng hay không là theo dõi số lần đi ngoài và tã ướt hàng ngày:
+ Trẻ mới sinh có ít nhất 1/2 lần tã ướt hàng ngày và đi ngoài ra phân có màu đen.
+ Khi được 4-5 ngày tuổi cần được tã ướt từ 6-8 lần và đi ngoài một vài lần phân mềm, màu vàng sau mỗi 24 giờ.
+ Trẻ sơ sinh từ 1-2 tháng tuổi có thể sản xuất từ 4-6 lần tã ướt hàng ngày và 3 lần đi ngoài trở lên mỗi ngày.
Số lần đi ngoài hàng ngày có xu hướng giảm dần khi trẻ lớn hơn. Nếu lượng nước tiểu hoặc phân của trẻ ít có thể do bị thiếu chất dinh dưỡng.
- Theo dõi tình trạng trào ngược của bé cũng rất quan trọng. Mặc dù tình trạng này hiếm gặp, nhưng nếu bị trớ ra liên tục, trẻ có thể không nhận đủ dinh dưỡng. Bố mẹ có thể thử cho ăn ít hơn, thường xuyên hơn, với nhiều thời gian hơn để trẻ ợ hơi.