Bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam từ 0 - 10 tuổi năm 2019 cũng được tính theo bảng tính chuẩn mà WHO đưa ra làm tiêu chí đánh giá về tốc độ tăng trưởng và phát triển của bé.
Tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ là thước đo và cũng là tiêu chí để đánh giá quá trình phát triển, tăng trưởng của trẻ có bình thường hay không. Vì vậy, đối với trẻ Việt Nam, tiêu chính đánh giá chuẩn chiều cao cân nặng cũng theo chuẩn chung của thế giới do WHO đưa ra.
Bảng chuẩn chiều cao cân nặng của bé do WHO đưa ra cho trẻ em theo từng độ tuổi, tháng tuổi từ 0 - 10 tuổi thể hiện mức độ tương đối cho sự phát triển của bé. Theo đó, các chỉ số chiều cao, cân nặng của bé nằm trong vùng “Trung bình” là được.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, tùy vào điều kiện môi trường sống, cách chăm sóc và điều kiện sức khỏe của bé sẽ có sự thay đổi về các chỉ số cân nặng chiều cao. Và chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam tính từ khi sinh ra cho tới khi 10 tuổi cũng theo chuẩn chung nhất.
Ảnh minh họa
Tốc độ tăng trưởng của bé trai và bé gái có sự khác nhau và cũng theo từng giai đoạn sẽ có sự tăng nhanh, chậm khác nhau. Thông thường, một bé sơ sinh được sinh ra có cân nặng từ 2,8 - 3,2kg và cao trung bình từ 50 - 53cm.
Giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi trẻ tăng trưởng cân nặng mạnh mẽ nhất, trung bình khoảng 600g/ tháng và đặc biệt khi trẻ 6 tháng tuổi cân nặng sẽ gấp đôi lúc mới sinh. Chiều cao trung bình tăng được khoảng 2,5cm/ tháng.
Giai đoạn từ tháng thứ 7 - 12 tốc độ tăng trưởng sẽ giảm so với giai đoạn trước, chiều cao tăng khoảng 1,5cm/ tháng, cân nặng khoảng 400 - 500g/ tháng.
Sang giai đoạn sau từ 1 tuổi trở đi tốc độ tăng trưởng của trẻ chậm dần, mỗi năm tăng được khoảng 10 - 12cm và từ 2 tuổi - trước giai đoạn dậy thì (từ 9-11 tuổi với bé gái và 10 - 12 tuổi với bé trai) chiều cao trung bình tăng được khoảng 6 - 7cm/ năm.
Về chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam cũng được đo theo chuẩn mà WHO đưa ra và cũng tính riêng cho giới tính của bé.
Bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ 2019 dành cho bé trai
|
Bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt nam năm 2019 cho bé gái
|
Ghi chú: SD là viết tắt của từ standard deviation, tức là sự lệch chuẩn.
WHO đánh dấu:
- (-)SD: lệch chuẩn dạng thiếu cân
- M: Đạt chuẩn
- (+)SD: lệch chuẩn dạng thừa cân
Tuy nhiên, khoảng dao động từ -1SD đến +1SD được xem là phát triển bình thường, <-2SD và >+2SD là có nguy cơ thiếu hoặc thừa cân.
Khi đo chiều cao cân nặng cho bé các bố mẹ cần chú ý những điểm sau:
- Đối với trẻ sơ sinh cần trừ đi trọng lượng tã bỉm (từ 200 - 400g) nếu cho bé dùng tã. Nếu không mặc tã bỉm cho bé thì không cần trừ. Nên cân bé vào buổi sáng, cho bé đi vệ sinh rồi cân sẽ có cân nặng chuẩn hơn.
- Đối với trẻ tự đứng được, nên cố định thước đo vào tường và để trẻ đứng sát tường, lưng, bắp chân tựa vào tường, cố định thước đo so cho vuông góc với mặt sàn. Trẻ đứng thẳng lưng, mắt nhìn phía trước, 2 tay buông xuôi. Dùng thước gạt trên đầu của trẻ gióng sang nhìn chỉ số thước đo. Còn khi cân tùy xem trẻ mặc nhiều quần áo hay ít để trừ đi trọng lượng phù hợp.
Trong quá trình chăm sóc trẻ, giai đoạn từ 0 - 12 tháng tuổi cần đặc biệt theo dõi kỹ. Ngoài ra nếu các bố mẹ nghi ngờ về tốc độ phát triển của bé hãy nhờ sự tư vấn của các bác sĩ chuyên gia từ đó có những chẩn đoán và có cách chăm sóc phù hợp nhất.