Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa là bị làm sao, xử lý thế nào?

Loan Trần - Ngày 16/07/2021 16:01 PM (GMT+7)

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa có thể là bị viêm da dị ứng, nổi mề đay, nấm da, dị ứng thuốc, nhiễm giun sán hay do các bệnh về gan, mật cần đặc biệt chú ý tìm cách xử lý cho trẻ.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa không phải là hiện tượng hiếm gặp. Đa phần các trẻ em có thể ít nhiều 1 lần nổi mẩn đỏ, ngứa hoặc không ngứa. Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người, ngứa có thể chỉ là biểu hiện của dị ứng thời tiết hoặc cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm.

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa là bị làm sao?

Với hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa có thể là biểu hiện thường thấy nhất của của các chứng bệnh lý hoặc dị ứng sau:

- Bé bị viêm da dị ứng

- Bé bị nổi mề đay

- Bé bị nấm da

- Bé nổi mẩn khắp người và ngứa do rôm sảy

- Dị ứng thuốc

- Bé mắc bệnh về gan, mật

- Bé bị nhiễm giun, sán

- Phát ban da

Nổi mẩn đỏ, ngứa là dấu hiệu của các bệnh lý thường gặp ở trẻ (Ảnh minh họa)

Nổi mẩn đỏ, ngứa là dấu hiệu của các bệnh lý thường gặp ở trẻ (Ảnh minh họa)

Cách xử lý trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh để có thể chữa chứng bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa. Cụ thể:

1. Bé bị viêm da dị ứng hay viêm da cơ địa

- Nguyên nhân gây bệnh: Do thay đổi thời tiết là chủ yếu, có một số trường hợp do di truyền, do cơ địa (sức đề kháng của bé kém)

- Biểu hiện:

Da bé có mụn nước nông, xuất tiết, đóng vảy tiết, dễ vỡ, khô da, ban đỏ và ngứa.

Vùng da thường xuất hiện nhiều các nốt mẩn đỏ là da mặt, cổ, tay chân và thân mình.

- Bé bị viêm da dị ứng có nguy hiểm không? Đa số, các bé bị viêm da dị ứng đều không gây nguy hiểm đến tính mạng của bé và có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà là sẽ khỏi.

Viêm da cơ địa hay da dị ứng cũng khá thường gặp ở bé (Ảnh minh họa)

Viêm da cơ địa hay da dị ứng cũng khá thường gặp ở bé (Ảnh minh họa)

- Cách xử lý:

Đối với viêm da cơ địa cần đưa bé đến gặp bác sĩ, tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ sẽ có biện pháp dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài.

+ Thuốc uống: Các bác sĩ có thể kê các loại thuốc như thuốc kháng histamin H1 dùng cho trường hợp kích ứng, dị ứng, giúp giảm ngứa.

Nhóm cephalosporin và các thuốc có hoạt tính tương tự, chỉ định khi có nhiễm khuẩn ngoài da bùng phát gây viêm da, nhiễm khuẩn liên cầu, tụ cầu vàng.

+ Thuốc bôi: Tùy vào tình trạng các bác sĩ sẽ kê thuốc bôi ngoài da. Đa số trong đó sẽ có các loại thuốc

Lưu ý: Tất cả các loại thuốc uống, thuốc bôi ngoài da chỉ được sử dụng khi có đơn kê và hướng dẫn của bác sĩ. Bố mẹ không được tự ý mua về điều trị cho bé, đặc biệt là các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

- Cách chăm sóc bé:

+ Không tắm lá mát cho bé. Các loại lá có thể làm thay đổi độ PH trên da càng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Hạn chế tối đa gãi làm trầy chóc, tổn thương bề mặt da.

+ Lựa chọn sữa tắm dịu nhẹ có độ PH thích hợp (nên tham khảo ý kiến của bác sĩ).

2. Bé bị nổi mề đay

- Nguyên nhân: Thay đổi thời tiết đột ngột, sức đề kháng của bé yếu, bé bị nhiễm khuẩn, do sử dụng thuốc quá nhiều, bị côn trùng đốt, lông động vật, phấn hoa, di truyền hoặc có thể do thực phẩm gây nên.

- Biểu hiện:

Da nổi các nốt mẩn ngứa, sẩn phù với kích thước to, nhỏ khác nhau, nổi đỏ kèm cảm giác bỏng rát. Các nốt đỏ này lúc đầu chỉ xuất hiện ở 1 số vùng da, sau đó dưới tác động của gãi, cào chúng lan rộng ra khắp cơ thể.

Một số trường hợp nghiêm trọng xuất hiện hiện tượng phù mạch, sưng mắt, mũi, miệng, tay chân và bộ phận sinh dục.

- Bé bị nổi mề đay có nguy hiểm không? Bé nổi mề đay cấp tính thường không quá nguy hiểm, chỉ gân nên ngứa ngáy khó chịu cho bé, khiến bé quấy khóc, bỏ ăn ảnh hưởng sức khỏe.

Nếu nổi mề đay mãn tính với biểu hiện phù mạch, da mỏng, nhạy cảm như môi, mí mắt sưng đỏ, phù nề, hô hấp rối loạn nhịp thở... thì lại rất nguy hiểm, cần đưa bé đến bệnh viện ngay.

Nổi mề đay ở trẻ em thường gặp nhất do thời tiết và do côn trùng đốt (Ảnh minh họa)

Nổi mề đay ở trẻ em thường gặp nhất do thời tiết và do côn trùng đốt (Ảnh minh họa)

- Cách xử lý:

+ Xử lý tại nhà bằng Đông y:

Dùng khăn bông sạch, thấm nước mát rồi lau đều lên vùng da đang nổi mẩn đỏ, phồng và ngứa để loại bỏ các nguyên nhân như phấn hoa, lông động vật...

Tắm mát cho bé bằng nước ấm để giảm nhanh các triệu chứng sưng đỏ. Ngoài ra, mẹ tắm nước lá khế tươi (rửa sạch rồi đun sôi trong 20 phút, pha loãng rồi tắm cho bé). Nước lá khế có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa.

Mẹ cũng có thể rửa sạch 60g lá tía tô, xay nhỏ rồi cho vào nồi nấu cùng 200ml nước, sau đó chắt ra cho bé uống cũng có tác dụng giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy hiệu quả nhanh.

+ Xử lý tại nhà bằng Tây y:

Mẹ có thể sử dụng kháng Histamin H1 giảm nhanh mẩn ngứa. Dùng kem bôi lên các vùng da giảm nhanh ngứa...

Lưu ý: Việc sử dụng các loại thuốc Tây y phải được kê bởi bác sĩ.

- Chăm sóc bé:

Nổi mề đay sẽ nhanh biến mất sau vài ngày. Mẹ chú ý cho bé mặc quần áo thoáng mát. Hạn chế cho bé tiếp xúc với gió mạnh, càng tiếp xúc với gió mề đay càng nổi nhiều và ngứa ngáy, khó chịu.

Trong trường hợp áp dụng các biện pháp xử lý trên mà bé không giảm bớt hoặc khỏi, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay.

3. Bé bị nấm da

- Nguyên nhân: là do da bị nhiễm một số loại nấm sợi ngoài da, bám trên tế bào sừng của lớp da, tóc, móng tay hay cả trên da dầu của bé.

- Biểu hiện: Bé nổi mẩn đỏ khắp người, ngứa, ban đầu là mảng đỏ da, có mụn nước, vảy da và ngứa vừa phải hoặc không ngứa. Sau đó các vùng da lan rộng có hình tròn, bầu dục hay nhiều cung. Bờ hơi gờ cao có màu đỏ, có mụn nước hoặc có vảy ở bờ… Đôi khi các sẩn hồng ban liên kết thành mảng hồng ban mụn mủ, rỉ dịch viêm, vùng da gờ cao lên và xu hướng lan rộng kèm rụng tóc, sờ lên đầu trẻ thấy đau, đôi khi kèm theo cả hạch sưng.

Nấm có thể xuất hiện ở da đầu, mặt, thân mình, bàn – ngón chân, đùi – bẹn của trẻ.

- Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người do nấm có nguy hiểm không? Đa phần bé bị nấm không nguy hiểm nhưng sẽ lây cho cả nhà. Khi da bé có các dấu hiệu hồng ban hình tròn hoặc hình cung, bờ gờ giới hạn rõ có nhiều mụn nước có thể kèm theo vẩy mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ da liễu.

Không nên chủ quan với nấm da ở trẻ em (Ảnh minh họa)

Không nên chủ quan với nấm da ở trẻ em (Ảnh minh họa)

- Cách xử lý:

Điều trị nấm cho bé sẽ thay đổi theo từng vùng mắc. Đa số các bé chỉ cần dùng thuốc bôi tại chỗ từ 2 - 4 tuần là khỏi. Riêng đối với nấm da đầu thì có thể cần kết hợp cả thuốc uống và bôi, thời gian điều trị sẽ dài hơn.

- Chăm sóc bé:

Mặc quần áo thoáng mát cho bé. Cắt móng tay để bé không cào vào vùng da gây xước dễ nhiễm trùng. Luôn giữ sạch sẽ và khô giáo cho bé, đặc biệt là các vùng da dễ hăm như ngấn tay, bẹn, đùi, cổ, nách… Không được sử dụng chung khăn, giặt chung đồ với bé vì bệnh nấm có thể lây.

4. Bé nổi mẩn khắp người và ngứa do rôm sảy

- Nguyên nhân: Thời tiết nóng bức, mồ hôi bé tiết ra nhưng các ống tuyến mồ hôi chưa hoàn chỉnh nên không thoát ra ngoài hết gây ứ đọng lại. Các ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da nổi lên nhiều mụn nhỏ lấm tấm màu hồng. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nắng nóng và bé mặc quá nhiều quần áo. Các bé bị sốt cao, ở trong phòng kín cũng hay gặp hiện tượng nổi mẩn đỏ, ngứa do rôm sảy.

- Biểu hiện: Bé nổi mẩn đỏ to như đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm, đầu rôm có một chút nước, đỏ ở xung quanh và mọc ở đầu, cổ, ngực, lưng. Khu vực rôm mọc dày thường có màu đỏ, ngứa và cảm giác nóng rát.

- Bé bị rôm sảy, mẩn đỏ ngứa có nguy hiểm không? Thường thì bé bị rôm sảy sẽ không nguy hiểm tính mạng bé. Khi thời tiết mát mẻ sẽ tự hết, và khi trời nóng sẽ lại bị tái lại. Nhưng đối với các bé ngứa gãi gây rách da có thể nhiễm trùng da, tệ hơn là nhiễm trùng huyết cực kỳ nguy hiểm.

Mùa hè là thời điểm bé bị rôm sảy rất nhiều (Ảnh minh họa)

Mùa hè là thời điểm bé bị rôm sảy rất nhiều (Ảnh minh họa)

- Cách xử lý:

+ Cho bé nằm ở phòng có điều hòa mát mẻ, mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

+ Tránh cho bé cào, gãi ở vùng rôm sảy. Mẹ có thể sử dụng phấn rôm để giảm cảm giác ngứa khó chịu.

+ Tắm cho bé thường xuyên bằng dung dịch thuốc tím pha loãng 1/10.000, sữa tắm loại không chứa xà phòng, không màu, không mùi. Và tốt nhất mẹ có thể mua lá chè xanh, mướp đắng, lá khế về đun nước tắm cho bé sẽ giúp giảm tiểu và chữa khỏi rôm sảy.

5. Dị ứng thuốc

- Nguyên nhân:

Do tác dụng phụ của thuốc không mong muốn gây nên cho bé. Hiện tượng dị ứng thuốc xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với thuốc và cố gắng chống lại nó.

- Biểu hiện:

Phát ban da, ngứa, sưng, khó thở, hụt hơi, tụt huyết áp hoặc có thể ngất.

Nếu bé uống kháng sinh mà nổi mẩn đỏ hoặc dạng ban sẩn, ban dạng sởi, nhỏ như đầu kim và có thể liên kết lại với nhau tạo thành mảng, gây ngứa thì đó là do bé đã bị dị ứng thuốc,

- Bé bị dị ứng thuốc có nguy hiểm không? Bất cứ phản ứng nào với thuốc đều nguy hiểm. Cần phải dừng uống thuốc ngay và đưa trẻ tới gặp bác sĩ.

- Cách xử lý:

+ Dừng cho trẻ uống thuốc và đưa bé tới gặp bác sĩ ngay.

+ Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình dị ứng của bé để có thể thay thế hoặc vẫn giữ nguyên thuốc. Một số bé phải được điều trị trong bệnh viện khi bị dị ứng thuốc.

6. Bé mắc bệnh về gan, mật

Khi bé mắc các bệnh về gan, mật gây tình trạng tắc mật, ứ mật làm da bé bị vàng, nổi các nốt mẩn đỏ giống với rôm sảy và kèm theo tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu.

Khi thấy bé có các nốt mẩn đỏ, kèm ngứa ngáy, da vàng thì hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có các biện pháp điều trị kịp thời.

7. Bé bị nhiễm giun, sán

Giun sán ký sinh trong cơ thể trẻ, hút hết các chất dinh dưỡng, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Đồng thời, cũng gây nên các hiện tượng nổi mẩn đỏ khắp người, ngứa ngáy. Hiện tượng này là do giun sán chui vào ống mật, khiến mật bị tắc nghẽn, chức năng đào thải độc bị ảnh hưởng, độc tích tụ lâu ngày sẽ phát ra bên ngoài.

Trong trường hợp bé bị nhiễm giun, sán hãy đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra các biện pháp, có thể sử dụng thuốc tẩy giun theo chỉ định.

8. Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và sốt

Bé bị sốt từ 38,8 độ trở lên kèm theo các nốt li ti mẩn đỏ (phát ban) thì đó có thể là dấu hiệu bé bị chân tay miệng, bị bệnh sởi, ban đỏ nhiễm khuẩn...

Khi bé bị sốt và nổi mẩn đỏ khắp người thì hãy lập tức đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và có những biện pháp chữa trị kịp thời.

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và sốt có thể là biểu hiện của các bệnh nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và sốt có thể là biểu hiện của các bệnh nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Như vậy, với biểu hiện bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa, các vết đỏ có thể xuất hiện ở toàn thân, nhiều ở các vị trí khác nhau như mông, bẹn, cổ, mặt… thì đó là biểu hiện của nhiều loại bệnh lý. Mỗi một loại bệnh lý khác nhau cần có cách điều trị khác nhau. Vì vậy, đối với trẻ em, các bố mẹ nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đó cách chăm sóc trẻ cũng không giống nhau. Việc tìm ra đúng nguyên nhân...

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Loan Trần
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách