Nổi mề đay - mẩn ngứa và những điều cần lưu ý

Mề đay là một dạng phản ứng viêm của da, với sự xuất hiện của chất hóa học trung gian chính là histamine.

Tổng quan

Mề đay là một dạng phản ứng viêm của da, với sự xuất hiện của chất hóa học trung gian chính là histamine.

Dấu hiệu ban đầu của căn bệnh mề đay là xuất hiện những vùng da sần đỏ, ngứa ngáy và khó chịu. Dù dấu hiệu rõ ràng là thế, nhưng nguyên nhân gây ra bệnh lại rất khó tìm ra, bởi những yếu tố này khác nhau trên mỗi người bệnh.

Các dạng mề đay

Bệnh mề đay được chia làm nhiều dạng và có biểu hiện khác nhau. Một số dạng mề đay thường gặp giúp bạn phân biệt cụ thể từng dạng riêng biệt.

Mề đay dị ứng

Nguyên nhân gây ra dạng mề đay này là do dị ứng với thực phẩm, thuốc, hóa mỹ phẩm,… Bên cạnh việc cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, nóng bừng, thì người bệnh sẽ bắt đầu nổi những nốt mề đay với đường kính từ vài milimet đến vài centimet, tập trung ở khu vực đầu, cổ mặt, tứ chi,… Tình trạng buồn nôn, chóng mặt, đau bụng cũng xuất hiện kèm theo.

Mề đay vật lý

Dạng mề đay này có nguyên nhân do tác động của ánh nắng mặt trời, môi trường, thời tiết, nước,… và không có triệu chứng rõ ràng để nhận diện.

Mề đay tiếp xúc

Dạng mề đay tiếp xúc khá giống với mề đay dị ứng, tuy nhiên ở tình trạng này thì mề đay chỉ xuất hiện khi tiếp xúc với hóa chất, các loại thuốc trù sâu, mỹ phẩm, …

Mề đay do côn trùng cắn

Mề đay lúc này sẽ tập trung xuất hiện ở chân, tay, đầu, mặt và cổ, cùng với sự xuất hiện của tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

Mề đay không rõ nguyên nhân

Căn bệnh này sẽ tái phát nhiều lần, tự xuất hiện và cũng tự biến mất. Mề đay không rõ nguyên nhân thường kéo dài suốt 6 tháng, khiến người bệnh ngứa ngáy về đêm, buồn bực, khó chịu.

Nguyên nhân

Mề đay có xuất hiện có rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do tác động bên ngoài:

- Do dị ứng thức ăn;

- Do dị ứng thuốc;

- Do côn trùng cắn;

- Do dị ứng với hóa mỹ phẩm;

- Do tâm lí;

- Do di truyền.

Dấu hiệu nhận biết

Mề đay có những dấu hiệu nhận biết rất rõ ràng, chủ yếu là các tình trạng sau đây:

- Ngứa trên da;

- Xuất hiện các nốt sần;

- Phù ở lưỡi, suy hô hấp (đối với những người bị nổi mề đay ở đường hô hấp).

Biến chứng

Mề đay chỉ là một căn bệnh ngoài da, thường ảnh hưởng đến tâm lí nhiều hơn là sinh lí do cảm giác khó chịu nó mang lại. Tuy nhiên, với bất cứ căn bệnh nào thì việc phát hiện và điều trị sớm cũng vô cùng quan trọng, nếu không sẽ gây ra những biến chứng không ngờ như:

Chứng phù mạch

Đó là khi mao mạch bị phù khi tích tụ dịch trong cơ thể, khiến huyết quản và các mạch máu dưới da bị sưng phù, cảm giác khó thở, bỏng rát. Phù mạch thường xuất hiện đột ngột và kéo dài trong khoảng 1 – 3 ngày.

Suy nhược cơ thể

Do ngứa ngáy và thiếu ngủ vì khó chịu nên người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn, dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, hệ thần kinh bị ảnh hưởng, gây stress và căng thẳng.

Sốc phản vệ

Sốc phản vệ chính là biến chứng nguy hiểm nhất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tim và phổi. Người bệnh bị sốc phản vệ sẽ có biểu hiện da tím tái, ngạt thở, ống phế quản bị tắc nghẽn dẫn đến suy hô hấp.

Điều trị

Điều trị bằng Tây Y

Thuốc bôi ngoài da

- Sử dụng hỗn hợp giấm và nước ấm theo tỉ lệ 1:2 để thoa lên vùng da nổi mề đay.

- Sử dụng metol 1% hoặc dung dịch thuốc Calamine để thoa lên vùng da cần điều trị hoặc tắm.

- Tránh sử dụng thuốc mỡ kháng histamine như Phenergan hay corticoid bởi chúng có khả năng gây viêm da, tao da, sạm da,…

Thuốc kháng histamin

Một số loại thuốc kháng sinh như:

- Loratadine (Clarityne);

- Acrivastine (Semprex);

- Astemizole (Hismanal);

- Cetirizine (zyrtec).

Điều trị bằng Đông Y

Lá khế

Lá khế có vị đắng chát, cùng với các bộ phận khác của cây khế cũng có công dụng chữa bệnh mẩn ngứa, mụn nhọt, trong đó có bệnh nổi mề đay mẩn ngứa.

Gừng

Theo dân gian, gừng là một loại thảo dược tính ấm, vị nồng giúp trị ho, giải cảm, kích thích tiêu hóa. Đồng thời, các hoạt chất kháng sinh tự nhiên có trong gừng cũng có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, điều trị mề đay hiệu quả.

Kinh giới

Loại thảo dược này có vị cay, tính ấm, giúp điều trị nổi mề đay, sẩn ngứa, phát ban … rất hiệu quả, giảm thiểu các triệu chứng thường gặp của bệnh.

Lưu ý

Người bị bệnh mề đay cần lưu ý một vài điều sau đây để phòng ngừa và khắc phục bệnh.

- Không ăn các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như sữa, hải sản,…;

- Hạn chế gãi ngứa, vì đây là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng và lây lan;

- Giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết;

- Không tiếp xúc với hóa chất độc hại, nếu bắt buộc phải tiếp xúc, hãy chắc chắn bạn được bảo hộ kĩ càng;

- Khám sức khỏe định kì để theo dõi tình trạng bệnh;

- Kết hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ cũng như chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn.

Thông Tin Cần Biết

Bệnh mề đay gây ngứa ngáy, xử lý ra sao?

Bệnh mề đay gây ngứa ngáy, xử lý ra sao?

Bệnh mề đay chỉ là một căn bệnh ngoài da, thường ảnh hưởng đến tâm lí nhiều hơn là sinh lí do cảm giác khó chịu nó mang lại. Tuy nhiên, với bất cứ căn bệnh nào thì việc phát hiện và điều trị...

Bệnh da liễu khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY