Cây cảnh trong nhà dễ 'lấy mạng' con

Ngày 24/02/2014 00:00 AM (GMT+7)

Nhiều trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng nguy hiểm tính mạng vì ăn phải hoa, lá cây cảnh.

Người lớn thường thích mua cây cảnh vì chúng có màu sắc đẹp, hình dáng bắt mắt, nhất là ở phần lá và hoa. Không ít người thậm chí không biết tên loại cây cảnh mình đã mua và rõ ràng, họ không thể biết những nguy hiểm từ cây cảnh có thể gây ra với các bé trong nhà.

Nếu bé hái hoa, hái lá rồi sau đó, đưa tay vào miệng thì những chất độc trên tán lá hoặc thân cây có thể phát sinh những vấn đề nghiêm trọng. Ngộ độc sẽ biểu hiện ngay lập tức hoặc mất vài tiếng đồng hồ sau đó.

Phòng ngộ độc từ cây cảnh cho con

Tốt nhất không trồng các loại cây cảnh trong nhà cho đến khi bé lớn hơn. Ngay cả khi mẹ đã biết đó là loại cây cảnh an toàn, mẹ cũng nên đặt chúng ở bệ cao, ngoài tầm tay của các bé. Không để hạt giống, cây giống, chậu cảnh dự định sẽ trồng cây trong nhà vì các thứ này có thể “cám dỗ” trí tò mò của bé và khiến bé muốn nếm chúng.

Bất kỳ loại cây cảnh nào mẹ mua, nên biết tên của nó. Sau đó, mẹ hỏi người bán về tính độc hại của cây cảnh cũng như tham khảo thêm về loại cây này trên internet hay thư viện. Chỉ nên mua cây cảnh khi mẹ biết nó thực sự an toàn cho các bé.

Hãy cho bé đi khám nếu có bất kỳ dấu hiệu bệnh đột ngột nào hoặc những triệu chứng không giải thích được. Nếu nghi ngờ bé ăn phải cây có độc, nên đưa bé đi khám ở khoa chống độc. Cho bác sĩ biết tên loại cây cũng như thứ gì trên cây mà bé ăn phải để việc điều trị sớm hiệu quả.

Những loại cây cảnh có thể gây độc nên tránh

Trúc đào: Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. 

Cây cảnh trong nhà dễ #039;lấy mạng#039; con - 1
Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin.

Huệ Lili: Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn, gây bỏng, ngứa…

Cây cảnh trong nhà dễ #039;lấy mạng#039; con - 2
Nhựa cây Huệ Lili sẽ khiến bé bị bỏng rát, khó chịu

Cây ngô đồng: Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.

Cây cảnh trong nhà dễ #039;lấy mạng#039; con - 3
Ngô đồng gây chóng mặt, buồn nôn

Đỗ quyên: Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Triệu chứng ngộ độc gồm buồn nôn, chảy nước dãi, nôn, uể oải, chóng mặt, khó thở. Một lượng 100g đến 225g lá Đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho một bé nặng 25kg.

Cây cảnh trong nhà dễ #039;lấy mạng#039; con - 4
Đỗ Quyên đẹp nhưng cực độc

Xương rồng bát tiên: Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.

Cây cảnh trong nhà dễ #039;lấy mạng#039; con - 5
Nhựa cây xương rồng bát tiên gây bỏng rát da khi tiếp xúc

Hoa loa kèn Arum (Ý lan): Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị nôn, bỏng rát.

Cây cảnh trong nhà dễ #039;lấy mạng#039; con - 6
Lá và củ cây Loa kèn đều có chất độc

Một số loại cây thông thường như hoa loa kèn, dương xỉ, vạn niên thanh cũng không an toàn cho bé. Tất cả các bộ phận của cây vạn niên thanh đều có độc. Nếu bé ăn phải nhựa cây sẽ ngứa miệng, khó nói, tê môi…

Cây tầm gửi (dùng để trang trí nhà cửa trong Giáng sinh) có thể độc hại cho bé. Dây thường xuân (leo trên các bức tường) và cây tú cầu cũng độc.

Triệu chứng ngộ độc cây cảnh ở bé

Các triệu chứng đầu tiên khi bé bị ngộ độc cây cảnh là nôn mửa, tiêu chảy kèm đau bụng. Nếu bé ăn phải phần có độc, các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn và đòi hỏi được chăm sóc y tế ngay lập tức. Đôi khi, cha mẹ không biết nguyên nhân bé ngộ độc là do cây cảnh nên có thể trì hoãn đưa bé đi khám.

Nhiều cây cảnh gây ra các phản ứng nhẹ như nổi mụn. Phản ứng nặng hơn có thể gồm sưng họng hoặc lưỡi, khó khăn khi thở, nói và nuốt. Còn một số trường hợp ngộ độc cây cảnh có triệu chứng giống cúm. Do đó, có thể khó khăn để xác định nguồn gốc gây bệnh cho bé từ chính cây cảnh trong nhà.

Phấn hoa của một số loại cây cảnh gây khó thở cho bé mắc hen suyễn và có thể gây dị ứng. Bụi từ các loại cây cảnh có thể gây vấn đề về dạ dày cho bé.

Theo Ngọc Huê (Mẹ&bé)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹ và bé