Chồng khó tính, con ốm đau, mẹ HN âm thầm mắc bệnh tâm thần hơn 20 năm không ai biết

Ngày 31/12/2018 08:53 AM (GMT+7)

Chị T. tâm sự, vì chồng quá kỹ tính trong khi chị lại xuề xòa hay suy nghĩ, hơn nữa những công việc gia đình, con bị bệnh khiến chị áp lực, stress và dẫn đến gặp các vấn đề về tâm thần.

Hiện nay, những bệnh nhân nữ nhập viện do gặp các vấn đề về tâm thần chiếm số đông. Thậm chí, một số bệnh viện tâm thần tỉ lệ bệnh nhân nữ điều trị chiếm 2/3 so với nam giới bởi họ đều phải trải qua quá nhiều áp lực từ việc nhà, việc cơ quan tới các mối quan hệ công việc, giao tiếp ngoài xã hội.

Các chứng bệnh cơ thể dai dẳng không rõ nguyên nhân rất có thể là biểu hiện của chứng trầm cảm và lo âu thuộc chuyên khoa tâm thần. Tuy nhiên, họ không hề biết đó chính là triệu chứng của bệnh tâm thần. Ngay cả khi đã được bác sĩ chuyển khám chuyên khoa tâm thần họ lại ngần ngại không đi khám. 

Sự thiếu hiểu biết về sức khoẻ tâm thần cùng với tâm lý kỳ thị với bệnh tâm thần là nguyên nhân khiến cho nhiều người mắc bệnh tâm thần mà không biết, khiến nhiều người bệnh không được điều trị đúng thầy, đúng thuốc.

Chính vì vậy, đã có không ít những câu chuyện đáng buồn xảy ra như mẹ giết con do không được khám chữa kịp thời. Điều này gióng lên hồi chuông kêu gọi mọi người nên nhìn nhận đúng đắn về việc bảo vệ sức khoẻ tâm thần, đặc biệt là chị em phụ nữ.

Kỳ trước: Sinh con xong chỉ biết nằm khóc, mẹ Hà Nội mắc bệnh tâm thần vì chồng không tâm lý

Gặp chị C.T (47 tuổi, Hà Nội) đi khám lại tại Bệnh viện Tâm thần Ban Ngày Mai Hương sau 6 tháng điều trị, chị khá thoải mái và vui vẻ. Có lẽ, nhiều người nói chuyện với chị sẽ nghĩ chị chẳng hề có bệnh gì nhưng thực tế chị vẫn đều đặn uống thuốc điều trị bệnh tâm thần mình mắc phải.

Hiện nay, trong khi nhiều người còn e dè khi nói về căn bệnh của mình, nhất là những bệnh về tâm thần thì ngược lại chị thẳng thắn chấp nhận và mở lòng khi nói về bệnh của mình.

Chồng khó tính, con ốm đau, mẹ HN âm thầm mắc bệnh tâm thần hơn 20 năm không ai biết - 1

Chị C.T. đang được TS. BS Trần Thị Hồng Thu điều trị. 

Chị C.T. tâm sự, chị phát bệnh từ khi còn rất trẻ, lúc đó chị chỉ mới hai mấy tuổi. Tuy nhiên khi ấy chị vẫn chưa hề hay biết mình mắc bệnh mãi đến sau khi kết hôn năm 22 tuổi, cuộc sống vợ chồng mâu thuẫn, những áp lực trong gia đình và cú sốc con mắc bệnh tâm thần phân liệt khiến cho tình trạng bệnh của chị ngày càng trầm trọng hơn.

Những người thần kinh yếu, nhát như mình, cuộc sống vợ chồng hay mâu thuẫn khoảng 80-90% là dễ bị gục ngã, chỉ cần một cú sốc nhẹ là bị nếu không dùng thuốc còn những người thần kinh thép thì không làm sao.

Ngoài do mẫu thuẫn vặt trong cuộc sống vợ chồng, cũng do gen thần kinh bên ngoại và nhiều cái cộng lại nữa”, chị T. chia sẻ.

Chị T. kể, nhiều áp lực trong gia đình, chồng kỹ tính hay cáu bẳn trong khi tính chị lại hay suy nghĩ vì thế mà cuộc sống vợ chồng va chạm nhiều hơn. Khi mới kết hôn, vì hai vợ chồng không hiểu nhau, chị lại có tâm bệnh nên dẫn đến mâu thuẫn, khiến chị suy nghĩ nhiều hơn. Mỗi lần như vậy huyết áp chị lại tăng lên đến 180-190, tim đập nhanh, hồi hộp, hoảng hốt, lo sợ, bồn chồn, đứng ngồi không yên.

“Bệnh này hay nghĩ lung tung lắm, có lúc mặt mình tái đi. Chẳng hạn ốm đau hay tivi chiếu gì ngoài kia mình xem cũng sợ hãi mình bị như thế, hoảng sợ và nghĩ rất nhiều. Rồi những áp lực trong gia đình chồng khó tính, cáu bẳn mình cũng hay nghĩ, mặc dù đó chỉ là mâu thuẫn nhỏ thôi không phải chuyện chồng trai gái này nọ”, chị T. cho biết.

Chồng khó tính, con ốm đau, mẹ HN âm thầm mắc bệnh tâm thần hơn 20 năm không ai biết - 2

Áp lực gia đình, chồng quá kỹ tính và con bị bệnh khiến chị mắc các vấn đề về tâm thần. 

Vì không đi khám chuyên khoa tâm thần từ sớm, chỉ uống thuốc an thần của các bác sĩ không chuyên khoa nên bệnh của chị tái phát lại, nhất là giai đoạn con trai học lớp 11 mắc bệnh tâm thần phân liệt phải chạy chữa Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 1 mấy năm trời. Áp lực kinh tế, áp lực gia đình khiến chị suy nghĩ càng nhiều hơn.

“Nếu uống thuốc chuyên khoa ngay từ ban đầu thì mình chắc không mắc bệnh lại vì mình biết. Mới đầu mình không biết uống thuốc bác sĩ không chuyên khoa cho là thuốc an thần cũng đỡ nhưng sau 5-7 năm gia đình có cú sốc gì hay mắc bệnh lại. Mình mấy lần mắc lại như thế rồi.

Ngày trước, con trai mắc bệnh, một năm 2 lần vào viện mà mỗi lần vào 2-3 tháng. Điều trị tốn nhiều tiền, vợ chồng chị lục đục. Hơn nữa, khi nhà có chuyện thì không bao giờ vợ chồng hạnh phúc được, ai cũng phát khóc lên. Hai bên suy nghĩ nhiều dẫn đến mâu thuẫn.

Thế nhưng, con trai bình phục 5 năm nay, cuộc sống gia đình cũng đỡ hơn. Em chỉ còn tí bệnh hơi hoang tưởng, trong đầu không thực tế: nghĩ đi nước ngoài, lấy chồng tây hoặc suy nghĩ hơi lệch lạc một chút. Hàng ngày vẫn phụ giúp mẹ chuyện lặt vặt, buôn bán ngoài chợ”.

Chị T. bảo, sau những lần đưa con đi viện, chị hiểu được ra mình mắc bệnh tâm thần nên đã cùng con điều trị chuyên khoa tâm thần khi đưa con đi khám. Sau 6 tháng điều trị, hiện nay chị đã thấy mình ổn định được 80%. Ông xã chị cũng đã hiểu hơn, bớt kỹ tính cằn nhằn và cuộc sống gia đình chị cũng thoải mái, vui vẻ hơn.

Đón đọc kỳ 3: 30 tuổi không biết làm gì, ai cũng tưởng lười hóa ra mẹ Hà Nội mắc bệnh tâm thần

Xót xa mẹ già 80 tuổi nuôi con tâm thần
Dân làng vẫn thường gọi mẹ con cụ là 2 số kiếp bị "trời đày". Bởi lẽ, ở cái tuổi gần đất xa trời, bà cụ Mách vẫn vò võ một mình nuôi người con trai bị...
Hồng Nhung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Gia đình và Xã Hội