Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi

Ngày 24/10/2018 17:29 PM (GMT+7)

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt chia sẻ, trẻ bị nghẹt mũi là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến khiến không ít người lớn lo lắng mà chính các bé cũng vô cùng khó chịu, mệt mỏi.

Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi - 1

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam)

Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi - 2

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Sổ mũi hay nghẹt mũi diễn ra khi lớp niêm mạc bên trong mũi bị sưng bít kín đường dẫn khí đồng thời tạo ra nhiều chất nhầy.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi khi thở sẽ phát ra âm thanh như tiếng khịt mũi. Trong vòng một vài ngày đầu sau sinh, trẻ có thể bị nghẹt mũi do khi còn trong bụng mẹ, trẻ sống trong môi trường toàn chất lỏng và những chất lỏng này có thể tồn tại trong mũi của trẻ sau khi sinh ra.

Đôi khi trẻ sẽ bị hắt hơi trong vài ngày đầu để cố gắng loại bỏ phần chất lỏng còn sót lại trong đường hô hấp.

Đối với trẻ sơ sinh khi bị sổ mũi thường các bé ngạt mũi thở bằng mồm, điều này gây khó khăn cho trẻ khi ăn uống.

Trong một số ít trường hợp, trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ. Thường thì hiện tượng nghẹt mũi sẽ tự hết đi trong vòng một tuần.

Trường hợp trẻ bị ngạt mũi lâu ngày cùng với không khí quá khô có thể khiến cho lớp lót niêm mạc mũi trẻ bị khô theo. Điều này có thể dẫn đến vỡ những mạch máu nhỏ trong mũi gây chảy máu mũi.

Do vậy, trong trường hợp trẻ không bị tổn thương phần mũi mà vẫn có hiện tượng xuất huyết, các mẹ có thể nghĩ ngay đến khả năng do trẻ bị ngạt mũi khô. Trẻ bị khô mũi thường dễ bị cảm lạnh hơn so với những trẻ khác. Hiện tượng khô mũi thường diễn biến nặng hơn trong những tháng mùa đông lạnh khi các thiết bị sưởi làm không khí trong nhà trở nên khô hơn.

Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi - 3

Trẻ bị nghẹt mũi khiến chúng vô cùng khó chịu, mệt mỏi và quấy khóc (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi

- Do không khí quá khô.

- Do các tác nhân gây kích ứng như bụi, khói thuốc lá hay nước hoa.

- Các bệnh do virus (như cảm cúm).

Hãy thử một số cách sau đây để giúp làm dịu triệu chứng khô mũi hay sổ mũi của trẻ. Nếu bé nhà các mẹ vẫn bị khó thở hay gặp những khó khăn khi ăn uống, hãy đưa trẻ đến khám bác sỹ để xem liệu trẻ bị sổ mũi có phải do viêm nhiễm hay nguyên nhân nào khác hay không.

Cách làm giảm triệu chứng trẻ bị nghẹt mũi, trẻ bị ngạt mũi khô

Làm ẩm mũi

Các mẹ có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9 % để nhỏ mũi cho trẻ, cách làm như sau:

- Đặt trẻ nằm ngửa. Đặt một cái khăn dưới vai trẻ và ấn nhẹ để đầu trẻ hơi ngả ra phía sau, mũi hơi hếch lên để nhỏ thuốc dễ dàng hơn.

- Nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch NaCl 0,9 % (nước muối sinh lý) vào mỗi bên mũi. Đợi khoảng 30 – 60 giây để dung dịch thấm và làm ẩm niêm mạc mũi trẻ một cách tự nhiên.

Sử dụng một máy phun sương tạo độ ẩm nơi trẻ nằm

Trẻ bị khô mũi có nguy cơ cao bị sổ mũi. Hơi nước từ máy phun sương có thể giúp làm ẩm và làm lỏng dịch nước mũi. Kể cả những trẻ bị mũi nghẹt nhưng không chảy nước mũi, các mẹ cũng nên làm sạch và thay nước cho máy phun sương hàng ngày.

Một cách khác các mẹ có thể làm cho phòng tắm đầy hơi nước rồi đưa trẻ vào đây một lúc trước giờ đi ngủ.

Trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao?

Ngoài việc sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng trẻ, cha mẹ cũng có thể làm lỏng và loại bỏ dịch mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 9%o.

Cách sử dụng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 9 %o để loại bỏ dịch nhầy ở mũi

- Đặt trẻ nằm ngửa. Đặt một cái khăn dưới vai trẻ và ấn nhẹ để đầu trẻ hơi ngả  ra phía sau, mũi hơi hếch lên để nhỏ thuốc dễ dàng hơn.

- Nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch NaCl 0,9 % (nước muối sinh lý) vào mỗi bên mũi. Đợi khoảng 30 – 60 giây để dung dịch thấm và làm ẩm niêm mạc mũi trẻ.

- Đặt trẻ nằm sấp lại để dung dịch trong mũi chảy ra ngoài. Loại bỏ chất nhầy đã được tống ra ngoài mũi trẻ bằng bông hoặc gạc sạch.

- Dùng bông, gạc để làm sạch phần xung quanh mũi. Không nên cho tăm bông quá sâu vào trong lỗ mũi trẻ.

Làm sạch chất nhầy bằng máy hút mũi

- Loại hết không khí ra khỏi thiết bị.

- Đặt nhẹ đầu hút vào lỗ mũi trẻ, không nên ấn quá sâu do sẽ gây tổn thương phần niêm mạc bên trong mũi. Để không khí vào lại trong thiết bị đồng thời với việc đẩy chất nhầy ra khỏi mũi.

- Dùng khăn mềm lau sạch chất nhầy trong thiết bị.

- Rửa sạch máy bằng nước trước và sau mỗi lần sử dụng.

Mẹ hãy làm sạch chất nhầy trong niêm mạc mũi của trẻ 2- 3 lần mỗi ngày.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do bác sĩ Tai-Mũi-Họng hướng dẫn
Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Hải, mọi người hay nhầm lẫn khi sử dụng nhỏ thuốc co mạch sau khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Điều này không có tác...
Ths.Bs Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư vấn sức khỏe trẻ em