Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do bác sĩ Tai-Mũi-Họng hướng dẫn

Ngày 11/08/2018 15:59 PM (GMT+7)

Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Hải, mọi người hay nhầm lẫn khi sử dụng nhỏ thuốc co mạch sau khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Điều này không có tác dụng làm giảm nghẹt mũi.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do bác sĩ Tai-Mũi-Họng hướng dẫn - 1

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Ths. BS Nội trú Nguyễn Tiến Hải.

Video: Lý do khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Bố mẹ thường lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè nhưng thay vì dùng thuốc luôn, bố mẹ có thể thực hiện việc làm sạch đường thở cho bé. Dưới đây, Ths. BS Nội trú Nguyễn Tiến Hải sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề nghẹt mũi và cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ. 

1. Nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị nghẹt mũi

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do bác sĩ Tai-Mũi-Họng hướng dẫn - 2

Ths. BS Nội trú Nguyễn Tiến Hải.

Cấu tạo mũi của trẻ em và người lớn mỗi bên mũi có 3 cuốn: cuốn mũi trên, cuốn mũi giữa và cuốn mũi cuối. Trong đó, 2 cuốn trên và giữa không gây nghẹt cho con, chỉ tham gia vào ngửi.

Còn cuốn mũi cuối to nhất gây ra nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ nhỏ nói chung. Cuốn mũi cuối được tạo ra để đảm bảo chức năng thở cho con. Khi mũi nghẹt là do cuốn mũi cuối bị phù nề và phì đại nhiều.

Nếu như trẻ có viêm, nề hoặc xung huyết cuốn mũi cuối lên sẽ gây nghẹt cho trẻ em. Khi nghẹt như vậy trẻ sẽ rất khó chịu, đặc biệt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa có phản xạ thở miệng tốt nên sẽ khiến trẻ quấy khóc.

2. Vì sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi hay khò khè?

Vùng cửa mũi sau – phía sau lưỡi gà vùng này có VA ở phía dưới. Vì trẻ sơ sinh có cửa mũi sau rất hẹp nên khi không khí đi từ phía trước mũi ra phía sau mũi đi qua chỗ hẹp đó chỉ cần một chút đờm nằm ở phía sau sẽ tạo nên tiếng khò khè, khụt khịt.

Khò khè hay gặp nhất là do hiện tượng mũi sau hẹp sinh lý, thi thoảng có chút dịch xuất tiết, đặc biệt ở những trẻ nôn trớ, vùng cửa mũi sau hay có dịch nhiều hơn và nó sẽ tạo ra tiếng khò khè. Tuy nhiên, sau vài tháng khi trẻ lớn lên cửa mũi sau rộng ra, tình trạng khò khè sẽ đỡ.  

Khi có dịch ở cửa mũi sau, các mẹ nên hút mũi cho trẻ. Điều này sẽ làm hết dịch khiến trẻ đỡ khò khè nhưng hiện tượng xuất tiết ở trẻ sơ sinh cũng khá hay gặp, đặc biệt những mẹ mổ đẻ. Do đó với trẻ sơ sinh khò khè kéo dài mà không biểu hiện gì đặc biệt, vấn đề toàn thân không sốt, ho, ăn uống bình thường, ngủ ngoan, bố mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần chăm sóc vệ sinh mũi cho con một chút thông thường các em bé sẽ ổn. Đây là do hiện tượng sinh lý có thể kéo dài đến 4-5 tháng mới hết.

Tuy nhiên, các mẹ cũng cần phân biệt khò khè ở phía sau cửa mũi với khò khè ở phía dưới họng. Nếu trẻ khò khè ở dưới họng thì đó là con có vấn đề về phế quản hoặc viêm.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do bác sĩ Tai-Mũi-Họng hướng dẫn - 3

Nếu như trẻ có sổ huyết hoặc xung huyết cuốn mũi cuối lên sẽ gây ngạt cho trẻ em. (Ảnh minh họa)

Video cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh.

3. Mục đích rửa mũi cho trẻ 

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi sẽ giúp trẻ nhanh khỏi ngạt mũi và hạn chế dùng thuốc, ít dùng kháng sinh nhất có thể.

4. Khi nào cần rửa mũi cho trẻ

Khi con bị ốm, viêm mũi họng, viêm VA, viêm tai giữa, bố mẹ cần rửa mũi cho trẻ. Nếu trẻ bình thường, không ốm, bố mẹ không cần rửa mũi, hút mũi và làm gì.

Việc rửa mũi cho trẻ sẽ không làm cho niêm mạc mỏng, bị tổn thương mũi hay gây viêm xoang về sau hoặc bị viêm tai giữa. Điều đó hoàn toàn không có cơ sở.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do bác sĩ Tai-Mũi-Họng hướng dẫn - 4

Việc rửa mũi cho trẻ sẽ không làm cho niêm mạc mỏng, bị tổn thương mũi hay gây viêm xoang về sau hoặc bị viêm tai giữa. (Ảnh minh họa)

5. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trước khi rửa mũi, bố mẹ cố gắng làm thông cuốn mũi cuối trước bằng cách dùng thuốc co mạch để cho cuốn mũi co nhỏ lại tạo nên đường thở ở đường mũi của con để có thể rửa được tốt.

Sau khi mũi đã thông, các mẹ mới dùng đến thuốc rửa mũi. Nếu con bị viêm nhẹ, bố mẹ có thể dùng nước muối biển. Nếu mũi của con đặc nhiều nhiều mủ, dịch nhầy, dịch xanh, bố mẹ phải dùng bình rửa có thể là muối pha hoặc nước muối sinh lý.

Muối pha ưu việt hơn trong trường hợp rửa sẽ làm thông thoáng mũi và khô mũi. Niêm mạc mũi sẽ giảm xuất tiết đi.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh nói chung và trẻ nhỏ nói riêng bằng bình là khi mũi đã được thông. Lúc này, bố mẹ không sợ nước sẽ lên tai con. Khi rửa mũi cho trẻ, bố mẹ bế con với tư thế cúi ra phía trước khoảng 45 độ.

Sau đó, bố mẹ đặt bình rửa mũi đã lấy đầy nước để vào mũi con và bóp đều tay. Nước sẽ từ bên mũi này sang bên kia vì mũi đã thông mà không sợ áp lực lên tai.

Trong trường hợp các mẹ cố rửa bóp mạnh quá mà chưa làm thông thì áp lực có thể tăng hơn và gây áp lực lên tai. Sau khi rửa mũi sạch, bố mẹ có thể dùng thuốc nhỏ mũi tại chỗ cho con.

Như vậy, bố mẹ đã hoàn thành quy trình rửa mũi một cách hoàn thiện.

6. Lưu ý khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Mọi người hay nhầm dùng thuốc co mạch nhỏ sau khi rửa mũi. Điều này không đúng và sẽ không có tác dụng trong quá trình rửa mũi. Thuốc rửa mũi và thuốc co mạch là 2 thuốc hoàn toàn khác nhau về thành phần và công dụng.

Thuốc co mạch có thể làm giảm xuất tiết một chút nhưng vai trò chính là để mũi thông, giúp cho giảm nghẹt, rửa mũi được hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, thuốc co mạch và thuốc nhỏ mũi không được lạm dụng và cần dùng theo chỉ định của bác sĩ 3-5 ngày, tránh tình trạng dùng thuốc sai và không đúng chỉ định của bác sĩ.

Nếu trẻ không ngạt mũi thì cha mẹ không nên dùng thuốc co mạch như otrivin, iliadin, xylobalan, coldi B.

Trẻ 6 tháng thở khó khăn, khò khè ở mũi, nguyên nhân do đâu?
Bé đã 6 tháng tuổi nhưng từ khi sinh ra đến thời điểm hiện tại luôn thở khò khè ở mũi như người lớn viêm xoang là bị bệnh gì?
Ths. Bs Nội trú Nguyễn Tiến Hải
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách