Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, tùy từng các nhóm tuổi của bé mà cha mẹ nên chọn loại sữa chua có đường hoặc ít đường.
Sữa chua là sản phẩm lên men tự nhiên được đánh giá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, nhất là những bé đang ở độ tuổi còn rất nhỏ cần được bảo vệ hệ tiêu hóa mỗi ngày.
Nên dùng thêm hoa quả khi cho bé ăn sữa chua. (Ảnh minh họa)
Chuyên gia Anh Nguyễn hiện đang làm việc tại Anh |
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có nhiều loại sữa chua với thành phần và công dụng khác nhau. Vì thế, không phải thực phẩm lên men nào, loại sữa chua nào cũng có thể “làm bạn” với đường ruột của trẻ.
Dưới đây, chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn sẽ có những chia sẻ với các mẹ về cách lựa chọn sữa chua hoặc sữa uống lên men tốt cho các bé:
Ưu tiên lựa chọn:
- Nên là loại trắng không đường và nên kết hợp với trái cây (tự làm) cho nhóm trẻ dưới 1 tuổi.
- Có thể chọn loại ít đường và nên kết hợp thêm với trái cây (tự làm) cho nhóm trẻ 1-3 tuổi.
- Có thể chọn có đường/ít đường/không đường và kết thêm với trái cây (tự làm hoặc có sẵn) cho nhóm trẻ từ 3 tuổi.
- Ưu tiên bổ sung lợi khuẩn có lợi probiotics: Làm sao biết có sự xuất hiện của Probiotics trong sữa chua? Đọc thành phần và theo tổ chức thế giới WGO, sữa chua có bổ sung probiotics nên ghi rõ chủng loài và hàm lượng của chủng khuẩn 1 cách rõ ràng.
Với nhóm trẻ từ 3 tuổi có thể chọn loại sữa chua có đường. (Ảnh minh họa)
Thời điểm cần nhớ khi sử dụng sữa chua có probiotics:
- Độ tuổi: từ 7,5-8 tháng tuổi là tốt nhất
- Lượng ăn: Không quá 80gram/ngày
- Buổi ăn: Tốt nhất là buổi chiều và trước 7 giờ tối
- Nếu trẻ đang dùng thuốc kháng sinh thì nên ăn sau khi uống kháng sinh ít nhất 2 giờ.
- Bổ sung lợi khuẩn sớm khi bắt đầu sử dụng kháng sinh: Theo hướng dẫn hiện nay, nên bắt đầu dùng các sản phẩm bổ sung vi sinh trong 72 giờ khi dùng kháng sinh sẽ hỗ trợ tốt hoạt động của hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt là vấn đề về tiêu chảy.
Vi sinh probiotics bảo vệ cơ thể các bé như thế nào?
Chúng ta thường nghe nói đến hệ vị sinh vật đường ruột, nhưng thực sự chúng là ai? Tại sao chúng lại mang lại lợi ích cho sức khỏe chúng ta? Khoa học về vi sinh đã cho thấy: Cơ thể chúng ta chứa hàng chục tỷ vi sinh vật và chúng sống phần lớn trong hệ tiêu hóa của chúng ta. Cùng nhau chia sẻ và bảo vệ ngôi nhà chung, chúng đã mang lại nhiều lợi ít cho sức khỏe của chúng ta: Từ việc giúp chúng ta dọn dẹp các chất “độc” cũng như các vi khuẩn lạ xâm nhập qua đường ăn uống, đến việc tạo ra những chất có ít và quý hiếm như: nhân tố miễn dịch sIgA, vitamin K và những chất béo chuỗi ngắn, giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể cũng như cải thiện chức năng tiêu hóa. Hành trình vi sinh vật đến với chúng ta Một cuộc phiêu lưu từ cơ thể người mẹ sang bé khi sinh là 1 trong những con đường chính giúp chúng có mặt và định cư ở đường ruột các bé. Một con đường khác là từ thực phẩm lên men có chứa probiotics và những sản phẩm men vi sinh bổ sung. Không phải ai cũng có thể làm bạn với đường ruột Báo cáo gần đây của Tổ chức Tiêu Hóa-Gan mật thế giới (WGO) cho biết: Không phải chủng khuẩn nào cũng có thể làm bạn được với chúng ta. Đây là những tiêu chí để đánh giá một probiotics là có lợi cho sức khỏe: Bước 1: Xác minh nguồn gốc Các chủng khuẩn này phải được phân lập từ hệ vi sinh của con người, phải được chứng minh là thân thiện với hệ vi sinh của con người hoặc hệ vi sinh đặc biệt của các bé nhỏ. Bước 2: Phải có đủ sức khỏe Các chủng khuẩn này phải đủ khỏe mạnh để vượt qua độ axit của dịch dạ dày và dịch mật. Các chủng khuẩn này cần được chứng minh là có đủ sức khỏe để đến được ruột non mà vẫn còn sống Bước 3: Phải có đủ năng lực mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe con người Các chủng khuẩn này cần phải có những chứng minh lâm sàng là đủ tiêu chuẩn, số lượng mẫu đủ lớn, đủ tin cậy và đủ an toàn lên con người và mang lại hiệu quả cho sức khỏe người dùng Tất cả các vi sinh vật nào vượt qua được 3 bước này sẽ được Tổ chức Tiêu Hóa và Gan Mật Thế Giới công nhận là một Probiotics. Những chứng minh lâm sàng về lợi ích của những chủng khuẩn có lợi Tăng cường miễn dịch Các chủng khuẩn có lợi sẽ giúp cơ thể chống lại và ngăn ngừa diễn tiến các tác nhân gây bệnh, gồm cả vi khuẩn và tác nhân gây dị ứng. Nghiên cứu của GS. Garainova, Anh Quốc, cho thấy vai trò của những chủng khuẩn trong việc cải thiện và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên như ho, sổ mũi, nghẹt mũi. Cải thiện chức năng tiêu hóa: Việc bổ sung lợi khuẩn có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón và giảm số lần tiêu chảy do tác ụng phụ của kháng sinh kể cả trẻ em và người lớn. Với những trẻ em nhỏ, bổ sung các chủng khuẩn có lợi có thể giảm chứng khóc dạ đề và những nguy cơ viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non. |