Cô giáo bắt đầu nhận ra vấn đề bất thường.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường thấy một số trẻ em có thói quen, sở thích ôm đồ chơi đi ngủ, sờ tai, hay ôm ấp mẹ để ngủ. Khi còn nhỏ, trẻ dễ hình thành những thói quen này. Tuy nhiên, bố mẹ nên dần dần thay đổi cho con để tránh mang những việc này đến lớp làm ảnh hưởng tới các bạn xung quanh. Câu chuyện của cô bé dưới đây là một ví dụ.
Cô bé liên tục sờ đùi bạn bên cạnh bất chấp sự khó chịu của bạn bè
Kể từ khi đi học mẫu giáo, bé gái này luôn có hành vi sờ đùi bạn cùng lớp. Lúc đầu cô giáo cũng không để ý, chỉ nghĩ trẻ em chơi với nhau vô tình chạm phải. Nhưng khi liên tiếp các bạn nhỏ phản ứng với hành động của bé gái đó thì cô giáo bắt đầu nhận ra vấn đề. Một lần nọ, cậu bạn nam ngồi kế bên đã tỏ ra vô cùng bực bội khi bị cô bé sờ đùi nên đã hất tay ra rất mạnh. Thế nhưng cô bé ấy cũng không từ bỏ mà tiếp tục sờ vào chân, vào đùi bạn khác khi ngồi học.
Thói quen xấu của bé đã làm ảnh hưởng tới các bạn xung quanh
Thấy vậy, cô giáo đã đứng ra hướng dẫn, giáo dục cho bé nhưng ngày hôm sau bé vẫn tiếp tục “sàm sỡ” các bạn trong lớp. Không còn cách nào khác, cô giáo buộc phải quay video và gửi cho mẹ của bé gái xem. Người mẹ cảm thấy vô cùng xấu hổ. Sau tình huống đó, người mẹ hứa sẽ khắc phục điều này, giáo dục con để tránh không gây thêm rắc rối cho các bạn trên lớp nữa.
Nguyên nhân hóa ra là vì ở nhà hàng ngày bé có thói quen sờ da thịt của mẹ khi ngủ. Thói quen này duy trì tới tận khi trẻ đi học và áp dụng với bạn bè xung quanh gây ra rất nhiều những phản ứng khó chịu.
Vậy khi con có một số thói quen ở nhà, không phù hợp khi đến lớp thì cha mẹ phải làm gì?
Nhờ giáo viên giúp đỡ
Xét cho cùng, cha mẹ không thể đồng hành cùng con mọi lúc, vì vậy cha mẹ phải phối hợp tốt với giáo viên để giúp con thoát khỏi một số vấn đề xấu. Khi ở nhà, cha mẹ là người hướng dẫn, rèn thói quen cho cô. Đồng thời cũng phải nhờ thầy cô ở trường quan sát, giám sát và có biện pháp kỷ luật hợp lý để trẻ thay đồi dần những điều này. Phương pháp tiếp cận gia đình và nhà trường này sẽ giúp trẻ nhanh chóng loại bỏ được những thói quen xấu.
Nên có sự phối hợp giữa bố mẹ và giáo viên để giúp trẻ khắc phục những thói quen xấu, không phù hợp (Ảnh minh họa)
Giao tiếp nhiều hơn để trẻ nhận ra lỗi lầm
Thực tế, tình trạng trẻ duy trì tính xấu la do cha mẹ không chú ý hoặc chưa có ý thức yêu cầu trẻ phải sửa. Và điều đó sẽ khiến khi trẻ đi mẫu giáo những thói quen như vậy sẽ gây phiền phức cho các bạn trong lớp và thầy cô. Bởi thế, cha mẹ nên giao tiếp nhiều hơn với con ở nhà để rèn con tự sửa. Trẻ tự nhận thức được lỗi của mình và biết mình làm như vậy là sai, chỉ khi trẻ tự nhận ra lỗi thì mới sửa được.
Không nên làm con bị tổn thương lòng tự trọng
Trẻ có một số thói hư tật xấu, cha mẹ và cô giáo không nên luôn miệng mắng mỏ, trách móc trẻ. Trẻ chưa ý thức được lỗi của mình, cha mẹ nên trao đổi với trẻ để trẻ sửa sai, giáo viên không nên chê trách trẻ trước lớp. Những điều này sẽ làm cho trẻ bị tổn thương. Điều quan trọng nhất là bảo vệ lòng tự trọng của trẻ để trẻ lớn lên tốt hơn.
Sự trưởng thành của trẻ không thể tách rời việc mắc lỗi và sửa sai. Cha mẹ nên nhìn nhận và giáo dục trẻ bằng góc nhìn khách quan. Đừng bao giờ la mắng, đánh đập và mắng mỏ trẻ. Điều này không chỉ khiến trẻ khó sửa sai mà còn có thể gây tổn hại đến tâm hồn và trí óc của trẻ. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ.