May mắn, em bé đã được “giải cứu” khỏi người mẹ thiếu hiểu biết.
Tuy mới chỉ 8 tháng tuổi nhưng bé sơ sinh Santiago Mendoza đã nặng tới 19,7kg và được coi là đứa trẻ sơ sinh nặng nhất Columbia vào thời điểm năm 2014. Cậu bé sống cùng mẹ tại thành phố Valledupar phía đông bắc Columbia này tưởng như sẽ giữ vững cân nặng “phi mã” như vậy nếu như không gặp được một tổ chức tình nguyện.
Mẹ của Santiago thú nhận rằng bà không biết cách chăm con và chỉ khi thấy con quá béo, có thể đe dọa đến tính mạng, bà mới đưa con đến bệnh viện chữa trị, đồng thời viết một bức thư cầu cứu các tổ chức tình nguyện.
Tuy mới chỉ 8 tháng tuổi nhưng bé sơ sinh Santiago Mendoza đã nặng tới 19,7kg và được coi là đứa trẻ sơ sinh nặng nhất Columbia vào thời điểm năm 2014.
Mẹ của Santiago thú nhận rằng bà không biết cách chăm con và chỉ khi thấy con quá béo, có thể đe dọa đến tính mạng, bà mới đưa con đến bệnh viện chữa trị.
Nguyên nhân dẫn đến cân nặng quá khổ của Santiago cuối cùng đã được các bác sĩ tìm ra và khiến nhiều người bất bình: Thấy con nín sau mỗi lần được ăn sữa nên cứ mỗi khi Santiago khóc, mẹ của cậu bé lại ngay lập tức cho con ăn để giữ con yên lặng trở lại.
Hành động thiếu hiểu biết này khiến cậu bé tăng cân mất kiểm soát, bị biến chứng do trọng lượng quá khổ và tương lai có thể mắc phải nhiều bệnh như tiểu đường, cao huyết áp và các vấn đề nghiêm trọng về xương khớp.
May mắn, cậu bé sau đó đã được đưa đến thủ đô Bogota, Colombia để bắt đầu đợt điều trị béo phì, thực hiện bởi các chuyên gia của Bệnh viện Colina.
Cứ mỗi khi Santiago khóc, mẹ của cậu bé lại ngay lập tức cho con ăn để giữ con yên lặng trở lại.
Hành động thiếu hiểu biết này khiến cậu bé tăng cân mất kiểm soát, bị bị biến chứng do trọng lượng quá khổ.
May mắn, em bé đã được “giải cứu” khỏi người mẹ thiếu hiểu biết.
Trẻ sơ sinh béo phì và những nguy cơ khó lường Đại não “kém phát triển” vì ăn quá nhiều đồ bổ dưỡng Theo khoa học chứng minh, trí thông minh của trẻ có liên quan mật thiết tới đại não. Nếu đại não càng nhiều nếp nhăn thì càng thông minh. Trong khi đó, việc bổ sung cho trẻ quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ khiến mỡ tích tụ trong cơ thể, đến một mức độ nhất định sẽ gây ra tình trạng não ít nếp nhăn, làm giảm sự phát triển của dây thần kinh trên đại não. Dần dần, theo tỉ lệ tăng của cân nặng, bé không chỉ chậm chạp trong vận động mà ngay cả hoạt động trí tuệ cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Bên cạnh đó, ăn nhiều dẫn tới chứng táo bón, gây tổn thương đến tế bào thần kinh. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do có nhiều chất không tiêu tích lũy ở đường tiêu hóa. Những chất này được ruột hấp thu sau đó tiến vào tuần hoàn máu, không ngừng kích thích tới đại não, khiến các tế bão thần kinh ở đại não bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ quan này. Ăn quá nhiều khiến trẻ mắc chứng hay quên khi dù chưa đến tuổi già Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, việc tích luỹ quá nhiều chất bổ dưỡng mà trẻ không thể hấp thụ hết sẽ dẫn đến hiện tượng xơ cứng động mạch, gây ra tình trạng não già nhanh hơn người bình thường. Ngoài ra, ăn nhiều sẽ khống chế sự vận động thông thường của đại não. Phương thức hoạt động của đại não là sự tác động lẫn nhau giữa “hưng phấn” và “khống chế”. Có thể nói khi một trung khu nào đó của não bộ “hưng phấn” thì một trung khu khác sẽ ở tình trạng “khống chế”. Chính vì vậy khi trung khu thần kinh phụ trách vấn đề tiêu hóa ở trạng thái “hưng phấn” trong thời gian dài thì trung khu phụ trách về trí lực trong não sẽ ở trạng thái “khống chế”. Lâu dần không những trẻ mắc chứng hay quên mà còn ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Chính vì vậy, đôi khi ăn nhiều lại là nhân tố khiến trẻ mất dần trí thông minh mà chúng ta không lường tới. Để con được thông minh nhanh nhẹn, chúng ta nên chú ý tới điều này nhé. |