Xem đoạn video quay cảnh bảo mẫu Ju tường thuật tội ác của mình, cư dân mạng vô cùng tức giận.
Video: Bảo mẫu Ju tường thuật lại quá trình cho thuốc ngủ vào bình sữa bé Great
Một câu chuyện có thật vô cùng đáng sợ được chính người trong cuộc tiết lộ trên Instagram vào thứ 4 tuần trước, ngày 14/8, khiến cộng đồng mạng xôn xao, các bà mẹ bỉm sữa vô cùng tức giận. Đó là việc một người bảo mẫu đã thừa nhận tội ác cho thêm thuốc ngủ vào bình sữa để cho đứa trẻ uống với mục đích... bé ngủ nhiều, không thức để đỡ phải dỗ dành.
Cụ thể, mẹ của bé - chị Vierza (người Indonesia) đã tường thuật lại toàn bộ vụ việc trên instagram cá nhân của mình với tài khoản @febevierza912 để gửi lời cảnh báo tới tất cả các bậc phụ huynh khác cần cảnh giác hơn để không gặp phải tai họa đáng tiếc như chính bản thân mình.
Câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội thu hút sự chú ý của nhiều người.
Chuyện xảy ra với con thứ hai của chị Vierza.
Được biết, vợ chồng chị Vierza đã thuê bảo mẫu có tên Ju để hỗ trợ chăm sóc cả hai đứa con của họ vì vợ chồng chị rất bận công việc. Ban đầu, người mẹ cảm thấy rất quý Ju vì cô ấy thích trẻ con, yêu thương hai đứa trẻ. Vợ chồng Vierza cảm thấy tin tưởng nên đã cho phép Ju một mình chăm sóc hai đứa trẻ từ khoảng 3 tháng trước để đi làm.
Thế nhưng sự việc trở nên kỳ lạ khi Vierza nhận thấy đứa con trai bé bỏng của mình - Great, thường xuyên thích ngủ rất sớm. Linh tính người mẹ mách bảo Vierza rằng đang có điều gì đó không ổn khi con trai lại không muốn uống sữa nữa. Hơn hết, tã của bé lại rất khô. Cô lo lắng con trai đang bị mất nước trầm trọng.
Vierza đã kể chuyện này với một người bạn của mình thì nhận được lời khuyên: rất có thể đứa trẻ đã được cho uống thuốc ngủ nên mới gặp tình trạng như trên.
Mặc dù không tin lời người bạn cho lắm nhưng Vierza vẫn tiếp tục quan sát các biểu hiện của con trai. Cho đến một ngày, cô thấy con trai ngủ li bì, thậm chí lay người bé, hôn con nhiều lần nhưng bé đều không tỉnh dậy. Vierza lập tức đi kiểm tra bình sữa đang có phần sữa mà bảo mẫu Ju đã chuẩn bị trước đó thì nhận thấy có một thứ mùi kỳ lạ sực lên.
Hai vợ chồng Vierza đã gọi bảo mẫu Ju để hỏi chuyện cho ra nhẽ. Cuối cùng vị bảo mẫu cũng thừa nhận đã thêm Cetirizine (Cetirizine là một loại thuốc kháng histamine có tác dụng phụ gây buồn ngủ và mệt mỏi, theo RxList) vào bình sữa của đứa trẻ để bé ngủ nhiều hơn. Ju thừa nhận đã thực hiện hành vi này trong 3 ngày qua.
Cô tường thuật và thực hành lại quá trình gây tội ác của mình cho vợ chồng Vierza xem. Đoạn tường thuật này cũng được chính bà mẹ 2 con chia sẻ công khai trên trang cá nhân. Vừa nhận rội, Ju vừa khóc lóc xin vợ chồng Vierza sự tha thứ.
Ju tường thuật lại cách cho thuốc ngủ vào bình sữa của bé Great.
Vị bảo mẫu cầu mong sự tha thứ từ gia đình.
Trước sự thành khẩn nhận tội và cầu xin tha thứ của Ju, vợ chồng Vierza đã không giao bảo mẫu cho cảnh sát mà chỉ chia sẻ câu chuyện trên Instagram để làm bài học cảnh báo cho tất cả những ai đang thuê bảo mẫu trông trẻ. Cậu bé Great cũng được đưa đến bệnh viện để khám và điều trị. Hiện đang phục hồi tốt sau vụ ngộ độc, mặc dù bé vẫn còn tình trạng nôn sau khi ăn.
Hiện tại cậu bé Great đang được chăm sóc đặc biệt để chóng bình phục.
Những dấu hiệu cho thấy mẹ nên cân nhắc việc thay đổi người giúp việc chăm con: 1. Người giúp việc luôn bẩn, lôi thôi Nếu người giúp việc không thể duy trì được môi trường hoặc sự sạch sẽ của bản thân, thì khó lòng là người chu đáo cẩn thận, lo lắng được cho trẻ sạch sẽ. Hơn thế nữa, việc người giúp việc kém vệ sinh tiếp xúc với trẻ sẽ mang lại nhiều nguy cơ lây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con 2. Người giúp việc có quan điểm cứng nhắc Người giúp việc không thể cứ tỏ ra biết cách chăm sóc trẻ mà bỏ qua những yêu cầu của cha mẹ bé. Cha mẹ và người giúp việc cùng chăm sóc bé và rõ ràng, bạn không thể tiếp tục hợp tác và phối hợp tốt trong việc chăm con nếu như không chung quan điểm. 3. Con bắt đầu nói những ngôn từ xấu Khi trẻ bắt đầu nói một số từ không đứng đắn, hoặc có hành vi không thích hợp mà cha mẹ không hề như vậy, rất có thể con đã “học” được từ người giúp việc. 4. Người giúp việc nói quá nhiều Một người thích nói, hay nói thì sẽ luôn tìm cách để nói chuyện, “buôn” với những người hàng xóm, hoặc trò chuyện điện thoại cả ngày. Nếu người trông trẻ nói cả ngày, họ đương nhiên không thể tập trung vào đứa trẻ và đảm bảo rằng có thể phản ứng kịp trong trường hợp khẩn cấp. 5. Không cung cấp được giấy khám sức khỏe Để đảm bảo sức khỏe của bé, cha mẹ nên đưa người giúp việc đi khám hoặc yêu cầu giấy khám, bao gồm cả xét nghiệm máu để phòng cách bệnh dễ lây lan cũng như bệnh lậu, giang mai, HPV hay bệnh lay truyền qua đường tình dục khác. Nếu người giúp việc từ chối đi khám hoặc không cung cấp được giấy khám sức khỏe, mẹ nên suy nghĩ lại. 6. Con thường xuyên gặp phải những chấn thương, vết ngã, xước, bầm tím nhỏ Chưa cần nghĩ đến chuyện trẻ bị bạo hành, riêng việc con thường xuyên bị chấn thương cũng đồng nghĩa với việc người trông trẻ này không theo dõi sát sao các hoạt động của con, nhiều khi lơ là và để con tự phải chơi một mình. 7. Con không vui khi thấy người giúp việc Trẻ em thường rất nhạy cảm và không thể giấu được cảm xúc. Nếu ban đầu tiếp xúc với người giúp việc, bé có biểu hiện quấy khóc thì có thể là do chưa quen. Vậy nhưng nếu sau một thời gian dài, con vẫn không thay đổi thái độ, mẹ cần phải cân nhắc lại. Có thể người giúp việc đó vẫn chăm sóc trẻ tốt và có kỹ năng, nhưng việc trẻ sơ sinh không thấy thoải mái có thể gây ra những căng thẳng tâm lý cho cả hai bên. Bạo hành từ đó cũng xảy ra. |
Xem thêm bài viết liên quan:
Lương 51 triệu đồng/tháng, bảo mẫu âm thầm cắt núm bình sữa khiến bé sơ sinh suýt mất mạng
Để con nhỏ quá thân với người giúp việc, bà mẹ nhận ra nhiều điều hay sau bao nhiêu năm
Bỏ ra cả trăm triệu đồng/tháng nhưng sao Việt vẫn gặp nhiều rắc rối khi tìm giúp việc chăm con