Toàn bộ hình ảnh vụ việc được camera của gia đình ghi lại khiến bậc cha mẹ gần như "chết đứng".
Vì điều kiện phải đi làm và không có người thân chăm sóc con nên vợ chồng chị Li (Trung Quốc) đã mời một người trông trẻ lâu năm tới gia đình để hỗ trợ chăm sóc con chị vào ban ngày. Tuy nhiên, vào tối ngày 26/6, chị vô tình phát hiện má con 7 tháng của mình bị đỏ và sưng. Kích thước của vết đỏ gần bằng dấu tay của người lớn. Thậm chí bé có một vết bần tím nơi khoé mắt. Chị Li nghi ngờ bé bị như thế này là do người bảo mẫu. Chị ngay lập tức đã gặng hỏi nhưng người bảo mẫu phủ nhận.
Không tin lời người bảo mẫu, chị Li chợt nhớ ra gia đình mình có lắp camera trong nhà nên đã cùng chồng ngồi xem lại những gì diễn ra trong nhà mình khi anh chị đi làm. Theo camera ghi lại, vào ngày 24/6, vị bảo mẫu Xiaomou đang bế đứa con của chị ngồi ở ghế sofa phòng khách, xem tivi và cho bé ăn. Sau khi con chị uống sữa xong thì có khóc. Xiaomou ban đầu nhẹ nhàng vỗ vào mông đứa trẻ để xoa dịu, nhưng đứa trẻ vẫn không ngừng khóc. Ngay lập tức, vị bảo mẫu Xiao đã giơ tay phải lên và tát vào má đứa trẻ. Xem đến đây, vợ chồng chị Li bàng hoàng, run lẩy bẩy người.
Vợ chồng chị bình tâm tiếp tục xem những gì xảy ra vào ngày hôm sau, ngày 25. Tương tự như ngày hôm trước, trong khi đang xem tivi thì con chị lại khóc. Xiao quát tháo đứa trẻ và tát thẳng mặt. Một lần khác nữa, Xiao đã đưa đứa bé ra ban công, vừa đi người bảo mẫu vừa ghì chặt mặt đứa trẻ vào ngực của mình. Đứa trẻ không ngừng la hét, khóc lóc, giãy giụa nhưng người bảo mẫu tàn ác lại tiếp tục đánh.
Không thể xem tiếp camera, chị Li đau khổ và vô cùng tức giận. "Gia đình tôi đối xử với cô như người trong nhà. Chồng cô bị tai nạn, chúng tôi cũng đã gửi tiền thăm hỏi. Tại sao cô lại có thể làm như thế với con của tôi" - chị Li gọi điện và quát vào mặt Xiao.
Bất ngờ thay, người bảo mẫu này vẫn một mực phủ nhận hành vi đánh đập trẻ nhỏ, chỉ đến khi chị Li nói mình đang nắm trong tay bằng chứng là đoạn camera đã ghi lại và doạ sẽ nhờ luật sư khởi kiện. Lúc này Xiao mới bắt đầu sợ hãi. Cô ta tới ngay nhà của vợ chồng chị Li, quỳ úp mặt xuống đất và cầu xin nhận được sự tha thứ. Cô ta giải thích rằng bản thân không kiềm chế được khi bé khóc nên đã có những hành động mất kiểm soát.
Người bảo mẫu quỳ xin sự tha thứ
Quá phẫn nộ, chị Li không thể tha thứ cho kẻ đã hành hạ con mình. Sau khi báo cảnh sát, Xiao bị giam giữ hành chính 10 ngày vào bị phạt 500 nhân dân tệ (khoảng 1,7 triệu đồng) vì hành vi đánh người.
Người giúp việc tàn độc đã bị trừng phạt nhưng vết thương mà họ gây ra cho đứa trẻ vẫn còn đó. Sâu xa hơn chính là nỗi đau về tinh thần của cả đứa trẻ và chị Li. Câu chuyện như một bài học thích đáng dành cho những người đang có ý định bạo hành trẻ nhỏ và cho chính các bậc cha mẹ. Cần cảnh giác trước những dấu hiệu cho thấy con mình đang bị bạo hành và sớm can thiệp kịp thời.
Những dấu hiệu cho thấy mẹ nên cân nhắc việc thay đổi người giúp việc chăm con: 1. Người giúp việc luôn bẩn, lôi thôi Nếu người giúp việc không thể duy trì được môi trường hoặc sự sạch sẽ của bản thân, thì khó lòng là người chu đáo cẩn thận, lo lắng được cho trẻ sạch sẽ. Hơn thế nữa, việc người giúp việc kém vệ sinh tiếp xúc với trẻ sẽ mang lại nhiều nguy cơ lây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con 2. Người giúp việc có quan điểm cứng nhắc Người giúp việc không thể cứ tỏ ra biết cách chăm sóc trẻ mà bỏ qua những yêu cầu của cha mẹ bé. Cha mẹ và người giúp việc cùng chăm sóc bé và rõ ràng, bạn không thể tiếp tục hợp tác và phối hợp tốt trong việc chăm con nếu như không chung quan điểm. 3. Con bắt đầu nói những ngôn từ xấu Khi trẻ bắt đầu nói một số từ không đứng đắn, hoặc có hành vi không thích hợp mà cha mẹ không hề như vậy, rất có thể con đã “học” được từ người giúp việc. 4. Người giúp việc nói quá nhiều Một người thích nói, hay nói thì sẽ luôn tìm cách để nói chuyện, “buôn” với những người hàng xóm, hoặc trò chuyện điện thoại cả ngày. Nếu người trông trẻ nói cả ngày, họ đương nhiên không thể tập trung vào đứa trẻ và đảm bảo rằng có thể phản ứng kịp trong trường hợp khẩn cấp. 5. Không cung cấp được giấy khám sức khỏe Để đảm bảo sức khỏe của bé, cha mẹ nên đưa người giúp việc đi khám hoặc yêu cầu giấy khám, bao gồm cả xét nghiệm máu để phòng cách bệnh dễ lây lan cũng như bệnh lậu, giang mai, HPV hay bệnh lay truyền qua đường tình dục khác. Nếu người giúp việc từ chối đi khám hoặc không cung cấp được giấy khám sức khỏe, mẹ nên suy nghĩ lại. 6. Con thường xuyên gặp phải những chấn thương, vết ngã, xước, bầm tím nhỏ Chưa cần nghĩ đến chuyện trẻ bị bạo hành, riêng việc con thường xuyên bị chấn thương cũng đồng nghĩa với việc người trông trẻ này không theo dõi sát sao các hoạt động của con, nhiều khi lơ là và để con tự phải chơi một mình. 7. Con không vui khi thấy người giúp việc Trẻ em thường rất nhạy cảm và không thể giấu được cảm xúc. Nếu ban đầu tiếp xúc với người giúp việc, bé có biểu hiện quấy khóc thì có thể là do chưa quen. Vậy nhưng nếu sau một thời gian dài, con vẫn không thay đổi thái độ, mẹ cần phải cân nhắc lại. Có thể người giúp việc đó vẫn chăm sóc trẻ tốt và có kỹ năng, nhưng việc trẻ sơ sinh không thấy thoải mái có thể gây ra những căng thẳng tâm lý cho cả hai bên. Bạo hành từ đó cũng xảy ra. |