Mẹ thường nhầm tưởng và bao biện mọi thứ bằng quan điểm “Con vẫn còn là một đứa trẻ” để bào chữa cho sự nuông chiều ý muốn của con một cách thái quá.
Cha mẹ thường nhầm tưởng và bao biện mọi thứ bằng quan điểm “Con vẫn còn là một đứa trẻ” để bào chữa cho sự nuông chiều ý muốn của con một cách thái quá. Trên thực tế, bảo vệ quá mức, nuông chiều vô điều kiện đang âm thầm kìm hãm tương lai của trẻ:
Bạn không thể để con mình chịu khổ, nó có thể sẽ khiến bố mẹ phải là người đau khổ
Những đứa trẻ được quá chiều chuộng, bố mẹ không dám làm điều gì trái ngược với mong muốn của chúng, sau này sẽ rất dễ trở thành một “ông tướng” trong gia đình, ngang ngạnh, vô lối và không sợ ai. Đó cũng là lý do cho việc có rất nhiều những câu chuyện đau lòng về việc con cái đánh cha mẹ đang diễn ra trong xã hội hiện tại:
Tin tức, truyền thông đã đưa ra nhiều ví dụ điển hình cho điều này:
Một cậu bé 12 tuổi ở Giang Tô đã đập phá vật dụng trong một quán trà và bắt mẹ phải đền lại cho mình. Khi người mẹ mới nói vài lời không như ý muốn của con, đứa trẻ đã đi đến chỗ mẹ, véo cổ và đánh lại mẹ ở nơi công cộng.
Người mẹ quỳ gối cả tiếng đồng hồ chỉ để cầu xin con mình đi học
Hay, một cậu bé 10 tuổi đánh bà ngoại giữa đường. Cậu bé dùng chân ép hai đầu bà ngoại và đá liên tiếp vào mặt bà ngoại. Cậu bé còn tỏ ra khinh bỉ khi bị những người đi đường phê bình, góp ý. Nhưng khốn khổ là ở chỗ, bà ngoại vẫn không nói một lời, thậm chí còn lên tiếng bảo vệ cháu mình.
Trong một bệnh viện ở Quảng Châu, một cậu bé khoảng 10 tuổi chỉ vì không được mẹ cho xem điện thoại di động mà cậu bé liên tục đá chân vào mặt mẹ mình, cứ vài giây lại một cú đá…
Mới đây nhất là một câu chuyện gây xôn xao mạng xã hội. Bức ảnh được lan truyền trên mạng Internet gây phẫn nộ tột cùng cho cư dân mạng. Theo đó, giữa hè phố, một bà mẹ quỳ gối trước con trai của mình, lý do chỉ là để thuyết phục con mình đồng ý đi học. Nhưng ngay cả khi người mẹ quỳ gối trước mặt mình, cậu bé 9 tuổi vẫn dửng dưng như không và không đồng ý đi học. Thay vào đó, cậu ta ngồi trên ghế đẩu, gác chân và chơi điện thoại một cách thoải mái.
Cậu bé còn chụp ảnh mẹ mình, đăng lên mạng và khoe khoang rằng: "Niềm hạnh phúc mỗi ngày"
Người mẹ đã quỳ gối tới hơn 1 tiếng đồng hồ và người bố cũng đứng bên, cùng thuyết phục con trai đi học trở lại nhưng cậu con trai vẫn tỉnh lạnh. Không chỉ vậy, trong khi người mẹ đang quỳ, cậu bé 9 tuổi ấy còn chụp ảnh mẹ mình rồi đăng lên mạng, khoe với bạn bè bằng dòng trạng thái: Niềm hạnh phúc mỗi ngày!
Mãi cho tới khi các bạn cùng lớp của cậu bé nhìn thấy cảnh này và đến để kéo người mẹ tội nghiệp ấy đứng lên, thì cuộc chiến giằng co của hai mẹ con mới kết thúc. Người mẹ đã quỳ hơn 1 tiếng mà cậu con trai vẫn thờ ơ, không đoái hoài. Sự vô cảm đó thật đáng sợ.
Những câu chuyện đau lòng này rõ ràng là minh chứng cho việc, nếu cha mẹ không thể kiên quyết trước những thái độ sai trái của con, sau này, chính cha mẹ sẽ là người phải chịu đau khổ. Nhưng biểu hiện có của trẻ không đơn thuần là vì trẻ hư, nó là hệ quả tất yếu của việc thất bại trong giáo dục từ bố mẹ.
Cung cấp mọi thứ, bao bọc thái quá, bênh vực sai lầm của con: Biến tương lai con thành “bom hẹn giờ”
Những chuyên gia về sức khỏe và tâm thần trẻ em ở Mỹ đã nói rằng: Những đứa trẻ có một tuổi thơ quá hạnh phúc thường có tuổi trưởng thành không như ý.
Và thực tế là, rất nhiều cha mẹ Á Đông đã làm hư con cái họ một cách mù quáng, sắp xếp mọi thứ cho con, bỏ qua mọi lỗi lầm mà con mắc phải, làm như vậy đồng nghĩa với việc đã tự đặt một quả bom hẹn giờ cho tương lai của con.
Câu chuyện về cuộc đời của một tội nhân “đã từng ăn cắp cây kim, thì sẽ dám ăn cắp vàng” dưới đây là một ví dụ:
Câu chuyện kể về một người mẹ nhìn thấy con trai mình đã bí mật ăn cắp cây kim của người khác. Bà không những không yêu cầu con dừng lại, dạy dỗ cho con hiểu mà còn ca ngợi con mình thật là một đứa trẻ nhanh nhẹn, có năng lực.
Bỏ qua mọi lỗi lầm mà con mắc phải, làm như vậy đồng nghĩa với việc đã tự đặt một quả bom hẹn giờ cho tương lai của con. (Ảnh minh họa)
Sau đó, đứa con đã ăn cắp gà của nhà khác. Người mẹ vẫn khoe khoang và dùng con gà mà con mình ăn cắp được để nấu súp gà cho con ăn.
Cuối cùng, khi đứa trẻ ấy trở thành người lớn, nó mỗi ngày một tệ hơn, đánh cắp nhiều thứ hơn, cướp vàng, phạm tội chết.
Trước khi chết, anh ta xin phép gặp mẹ mình. Sau khi nhìn thấy mẹ, anh ta đã cắn một cái vào người mẹ đầy uất hận và nói: “Khi con còn là một đứa trẻ, nếu mẹ ngăn con khi con lấy trộm cái kim, đánh con, mắng con khi con ăn trộm gà thì con sẽ không có ngày hôm nay. Cái chết của con, là vì mẹ mà ra”.
Vì vậy, đừng nghĩ rằng bạn dành tình yêu cho con cái vô điều kiện là đúng. Có vô số những đứa trẻ hư hỏng và thất bại trong cuộc sống này và chúng chúng là hậu quả của một cách giáo dục không đúng ở gia đình.
Khi trẻ gặp thất bại, không biết tự suy nghĩ mà đổ lỗi cho cha mẹ: Đây chính là thất bại giáo dục của cha mẹ!
Việc trẻ em phải trải qua những chuyện bất bình, thất bại trong quá trình trưởng thành là điều bình thường. Nhưng nhiều cha mẹ lại muốn tạo ra một môi trường sống hoàn hảo, để trẻ phát triển suôn sẻ, không phải đối diện với những buồn bã, đau đớn, chỉ có hạnh phúc và niềm vui.
Nhưng cuộc sống ngoài kia không phải lúc nào cũng đối xử tốt với chúng ta như vậy. Sự lo lắng bao bọc thái quá của bố mẹ sẽ khiến trẻ không thể làm gì trong tương lai, dễ rơi vào trạng thái thất vọng khi không đạt được điều mình muốn.
Sự lo lắng bao bọc thái quá của bố mẹ sẽ khiến trẻ không thể làm gì trong tương lai, dễ rơi vào trạng thái thất vọng khi không đạt được điều mình muốn. (Ảnh minh họa)
Vậy, làm thế nào để yêu thương con đúng cách, nuôi dưỡng khả năng độc lập của con? Dưới đây là những điều bố mẹ cần tham khảo:
Hãy để trẻ làm những gì có thể
Ông Chen Heqin, một chuyên gia giáo dục nổi tiếng ở Trung Quốc, nói: "Mọi thứ trẻ em có thể làm thì nên để trẻ là người thực hiện, bố mẹ đừng làm thay”
Cha mẹ nên cho con học cách làm những gì bé có thể theo đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Chẳng hạn, một đứa trẻ 3 tuổi có thể tự tập ăn, đánh răng và rửa mặt, một đứa trẻ 4 tuổi có thể tự học cách sắp xếp đồ chơi và túi đi học, một đứa trẻ 5 tuổi có thể học cách rửa chén, quét sàn và lau bàn.
Đừng nghĩ rằng đứa trẻ làm không tốt và tự mình đi làm. Trẻ sẽ cần thời gian để hoàn thiện và bố mẹ cần quá trình chấp nhận mọi thứ từ xấu thành tốt. Mọi thứ không thể hoàn hảo ngay lần đầu nhưng chắc chắn được tự làm trẻ sẽ ngày càng trưởng thành hơn.
Cho trẻ quyền lựa chọn
Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập, để trẻ phát triển khỏe mạnh, xin hãy cho bé đủ sự tôn trọng và lựa chọn phù hợp để khiến bé tự tin và quyết đoán hơn.
Ví dụ, nếu một đứa trẻ đi siêu thị để mua một cái gì đó, con có thể được tự lựa chọn loại thực phẩm mình thích ăn, khi mua quần áo và giày dép, trước tiên hãy xem trẻ thích gì trước khi mua. Khi trẻ lớn hơn có thể để trẻ tự lựa chọn lớp học nào con thích thú hơn, lắng nghe ý kiến trẻ trước khi quyết định.
Cha mẹ cũng nên nói với con những câu như: “Vấn đề này, con có quyền quyết định”, “Điều đó phụ thuộc vào chính con, nên con cần phải suy nghĩ về nó”; “ Bố mẹ ủng hộ tất cả các quyết định của con”. Đứa trẻ sẽ rất hạnh phúc vì nó được tin tưởng. Thông qua lựa chọn độc lập, trẻ học cách đưa ra quyết định.
Làm sai và để trẻ chịu trách nhiệm
Khi Reagan 11 tuổi chơi bóng đá, cậu bé đã làm vỡ kính nhà hàng xóm và người hàng xóm yêu cầu bồi thường. Cha đề nghị sẽ thay con mình bồi thường cho người hàng xóm nhưng Reagan sẽ phải trả lại số tiền đó cho cha trong 1 năm sau đó. Và Reagan đồng ý.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập, để trẻ phát triển khỏe mạnh, xin hãy cho bé đủ sự tôn trọng và lựa chọn phù hợp để khiến bé tự tin và quyết đoán hơn. (Ảnh minh họa)
Cuối tuần sau, Reagan đi làm để kiếm tiền và trả lại tiền cho cha trong vòng sáu tháng. Sau đó, cậu bé Reagan sau này khi trưởng thành đã được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ. Ông nói rằng cha ông đã chủ động giúp ông tự giải quyết vấn đề và dạy ông phương pháp tự chịu trách nhiệm.
Khi đứa trẻ làm điều gì sai, hãy để nó trả giá cho sai lầm của mình. Những người có can đảm chịu trách nhiệm sẽ trưởng thành tốt hơn và có cơ hội thành công cao hơn.
Cha mẹ không thể bảo vệ con cả đời, phải cho con học cách chịu đựng khó khăn, sống độc lập và tự chủ
Chỉ khi cha mẹ cố gắng học cách buông bỏ và để con tự mình đối diện, con cái mới có thể rời khỏi vùng an toàn mà cha mẹ tạo ra, mới có thể nhìn thấy bầu trời rộng lớn hơn, có tầm nhìn rộng lớn hơn và sau này sẽ trưởng thành hơn.
Tình yêu lớn nhất mà cha mẹ dành cho con cái là buông tay. Hãy để đứa trẻ đối mặt với mọi thứ một cách độc lập, để nó có thể thực sự nắm giữ thế giới.