Con gái 10 tuổi đêm nào cũng tè dầm, đọc kết quả khám tôi lập tức ly hôn chồng

Chi Chi - Ngày 25/02/2025 16:09 PM (GMT+7)

Tôi nghĩ mình có thể tiếp tục chịu đựng được còn con gái thì không.

Tôi vẫn luôn nhìn vào những mặt tốt đẹp của chồng để sống cho đến một ngày, tôi phát hiện con gái cũng đang phải sống giống tôi. Vậy thì thôi tôi nên giải thoát...

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vợ chồng tôi đều là người làm thuê và hiện có một cô con gái 10 tuổi. Chúng tôi sống trong một căn hộ có 2 phòng ngủ, con gái ngủ riêng phòng với bố mẹ.

Khoảng 1 tháng trở lại đây tôi bắt đầu thấy con gái có những biểu hiện lạ mỗi sáng. Tìm hiểu kĩ, tôi phát hiện hóa ra con thường xuyên tè dầm ra giường nên sáng nào cũng phải lục đục dậy thay quần áo, thay ga giường. Ban đầu con gái tính giấu bố mẹ chuyện này nhưng vì đồ phải giặt quá nhiều nên tôi đã phát hiện ra.

Chồng tôi bực tức nói:

- Con gái từng tuổi này rồi không biết dậy đi vệ sinh mà còn tè dầm à?

Con gái không nói gì mà chỉ cúi gằm mặt. Tôi khuyên chồng không nên mắng chửi con vì sợ con xấu hổ với bạn bè nếu mọi người biết được chuyện này.

Chuyện con gái tè dầm không chỉ xảy ra 1-2 hôm mà tần suất ngày càng nhiều hơn khiến tôi vô cùng lo lắng. Hơn nữa ở tuổi con hầu hết trẻ không còn tè dầm nữa mà luôn có ý thức dậy đi vệ sinh mỗi đêm. Đem chuyện này kể cho người bạn, cô ấy khuyên tôi nên đưa con đi khám để hiểu rõ tình hình nên tôi cũng làm theo.

Ban đầu thấy tôi nói chuyện đi khám, đứa trẻ một mực từ chối nhưng không cải thiện được việc tè dầm nên tôi quyết tâm bắt bé đi bằng được.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Kết quả khám tổng quát nhìn chung hoàn toàn bình thường nhưng bác sĩ khuyên tôi nên đưa con sang khoa tâm lý để khám tiếp. Tôi lấy làm lạ nhưng cũng làm theo.

Sau khi con gái vào phòng, tôi cũng được bác sĩ gọi vào để nói chuyện. Qua lời từ bác sĩ, tôi biết được nguyên nhân chứng tè dầm mỗi đêm của con gái xuất phát từ việc bé bị sợ hãi quá độ dẫn đến không kiểm soát được bản thân mỗi đêm, kể cả trong giấc ngủ nên mới từ dầm trên giường.

Tôi khá sốc khi nghe được những lời này nên hỏi lại con gái thì bé vừa khóc vừa thú nhận:

- Con đã nhìn thấy bố cứ say là về nhà đánh mẹ nhưng khi con hỏi vì sao mẹ bị bầm thì mẹ lại nói là mẹ bị ngã. Con thương mẹ nhưng không biết làm thế nào.

Tôi òa khóc ngay tại bệnh viện với những lời thú nhận của con gái tôi.

Chồng tôi bình thường là một người đàn ông cũng yêu vợ thương con nhưng công việc khiến anh thường xuyên phải đi nhậu và cứ mỗi lần nhậu say về anh lại lôi tôi ra hành hạ, đánh đập. Những áp lực trong người anh dồn hết lên tôi, cả về việc tôi mãi chưa sinh thêm được con thứ 2, việc anh từng có công ty nhỏ nhưng làm ăn bết bát phá sản...

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những lần như thế tôi đều đóng cửa, âm thầm chịu đựng những trận đòn từ chồng và luôn che giấu con gái. Tôi vẽ lên cho con gái hình tượng một người chồng người cha mẫu mực, yêu thương vợ con mà không hề biết rằng con đã biết hết được sự thật. Và cũng chính vì thương mẹ, nghĩ rằng mẹ không muốn để lộ chuyện này nên con âm thầm chịu đựng cùng tôi nhưng sức trẻ có hạn, con vì áp lực bạo gia đình quá dẫn đến tâm lý bất ổn.

Xâu chuỗi lại sự việc, tôi dành thời gian nhiều ngày để suy nghĩ, hỏi han con sau đó đưa ra quyết định ly hôn chồng. Con ủng hộ và muốn được đi theo mẹ. Chồng tôi sau khi biết hết được sự việc cũng cảm thấy hối hận, quỳ gối xin tôi tha thứ và hứa sẽ sửa đổi. Thế nhưng tôi nghĩ mọi thứ đã vượt quá giới hạn, tôi có thể chịu đựng được nhưng đứa trẻ thì không. Tôi không muốn con mình có bất kì áp lực nào về tâm lý nữa vì con còn cả một tương lai màu hồng phía trước.

Tâm sự từ độc giả hhaivy...

Việc bố thường xuyên đánh mẹ có tác động tâm lý rất lớn đến trẻ em, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của chúng. Trẻ em không chỉ là nhân chứng cho những cuộc xung đột trong gia đình mà còn phải chịu đựng những cảm xúc tiêu cực từ sự bạo lực đó.

1. Cảm giác bất an và lo âu

Trẻ em sống trong môi trường bạo lực thường cảm thấy bất an. Chúng có thể lo lắng về an toàn của bản thân và người mẹ, dẫn đến tình trạng lo âu kéo dài. Điều này có thể gây ra rối loạn giấc ngủ, khó tập trung và giảm khả năng học tập.

2. Hình thành nhận thức sai lệch về tình yêu và mối quan hệ

Trẻ em có thể phát triển nhận thức sai lệch về tình yêu và mối quan hệ. Chúng có thể thấy rằng bạo lực là một cách để giải quyết xung đột, dẫn đến việc lặp lại hành vi này trong các mối quan hệ tương lai của chúng.

3. Tình trạng trầm cảm

Trẻ em trong những gia đình bạo lực có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Chúng có thể cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi và không được yêu thương. Tình trạng này có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, ảnh hưởng đến khả năng xây dựng các mối quan hệ lành mạnh.

4. Khó khăn trong việc phát triển kỹ năng xã hội

Trẻ em sống trong môi trường bạo lực thường thiếu kỹ năng xã hội cần thiết để tương tác với bạn bè và người khác. Chúng có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp, giải quyết mâu thuẫn và xây dựng lòng tin.

5. Tác động đến sức khỏe thể chất

Ngoài tác động tâm lý, trẻ em cũng có thể chịu ảnh hưởng về sức khỏe thể chất. Stress mãn tính do chứng kiến bạo lực có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như đau đầu, dạ dày và các bệnh khác.

6. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Để giảm thiểu những tác động tiêu cực này, việc tìm kiếm sự can thiệp từ chuyên gia tâm lý là rất quan trọng. Các chương trình hỗ trợ có thể giúp trẻ em hiểu và xử lý cảm xúc của mình, đồng thời học các kỹ năng đối phó hiệu quả.

Con gái dậy thì ngoại hình quá đẹp, mẹ dọn giường tìm thấy một thứ dưới gối thì mất bình tĩnh
Tôi định đánh cho con bé một trận nhưng nghĩ lại thì đó không phải là phương pháp hay.

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]25/02/2025 14:59 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tuổi dậy thì