Chuyện ăn uống của trẻ bình thường đã khá rắc rối những khi trẻ bị tiêu chảy thì đây còn là một vấn đề “sống còn”. Vậy khi trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì để mau khỏi bệnh và lấy lại lượng nước đã mất đi?
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì là câu hỏi khiến nhiều mẹ đau đầu khi có con đang gặp phải trường hợp này. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi mà chế độ ăn của trẻ cũng khác nhau.
Chế độ ăn uống của trẻ khi bị tiêu chảy
Trẻ dưới 6 tháng tuổi
Tiếp tục cho trẻ bú mẹ bình thường và tăng số lần bú. Vì sữa mẹ vẫn được dung nạp rất tốt khi bị tiêu chảy, khi trẻ bú mẹ thì tiêu chảy ít hơn, nhanh khỏi hơn, do sữa mẹ có chứa đường lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.
Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng phải cho ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày. Nếu bú bình thì cần pha loãng hơn (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước), cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
- Bên cạnh sữa mẹ, nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt.
- Cho bé ăn các loại thức ăn mềm như cháo, súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát.
- Nên cho trẻ ăn thêm quả chín, hoặc nước quả chín như chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.
Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn gì?
Khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ cũng cần loại bỏ một số thực phẩm ra khỏi chế độ ăn của trẻ để tránh bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Sau đây là một số thực phẩm trẻ không nên ăn khi bị tiêu chảy:
Lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy
- Cho trẻ bú theo nhu cầu và tăng số lần bú càng nhiều càng tốt.
- Thay đổi món liên tục bởi đây là thời điểm trẻ nhanh chán.
- Ăn thực phẩm rửa sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường.
- Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh. Bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng vào nước đang đun sôi trước bữa ăn.
- Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.
- Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn, thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.
- Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.
Một số món cháo ngon trị tiêu chảy cho bé
1. Cháo cà rốt thịt nạc ô mai
Nguyên liệu:
- Cà rốt 50g
- Ô mai mơ 5 quả
- Gạo 50g
Cách làm:
- Cà rốt hấp chín, nghiền nhuyễn qua rây.
- Ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ.
- Gạo rang vàng xay thành bột.
- Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói.
2. Cháo rau sam
Nguyên liệu:
- Rau sam 90g
- Quả hồng xiêm non 10g
- Gạo 30g
Cách làm:
- Rau sam, hồng xiêm non cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ lọc qua rây lấy nước, bỏ bã.
- Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín có thể nêm chút nước mắm.
- Cho con ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói.
3. Cháo gừng thịt lợn bằm
Nguyên liệu:
- Gạo trắng 50g
- Gừng tươi 50g
- Thịt nạc heo 50g
Cách làm:
- Gạo vo sạch, để ngâm 30 phút cho nở.
- Cho gạo vào nồi với 200ml nước nấu lửa nhỏ đến khi chín nhừ.
- Thịt nạc heo và gừng băm nhỏ.
- Cháo chín nhanh tay cho gừng và thịt băm vào khuấy đều. Tắt bếp múc ra cho con ăn nóng.
4. Cháo hạt sen
Nguyên liệu:
- Hạt sen 100g
- Quả hồng xiêm non 15g
- Đường phèn hoặc đường nho 20g
Cách làm:
- Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, lọc lấy nước, bỏ bã.
- Hạt sen, gạo rửa sạch, ngâm nước cho mềm rồi cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn nhỏ.
- Cho bột gạo và hẹt sen vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ.
- Cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được.
- Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng.