Khi trẻ bị cảm lạnh cần làm gì?

Linh San - Ngày 23/12/2020 14:30 PM (GMT+7)

Khi trẻ bị cảm lạnh cần làm gì? Mặc dù, không phải là vấn đề đáng lo ngại nhưng nếu không biết cách xử lý trẻ bị cảm lạnh sẽ khiến cho tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn, gây nên các bệnh về viêm phổi, viêm phế quản, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. 

Cảm lạnh thông thường là do vi rút (vi trùng) lây nhiễm vào mũi, họng và xoang. Cảm lạnh ở trẻ phổ biến nhất vào mùa thu và mùa đông khi mọi người ở trong nhà và tiếp xúc gần với nhau.

Khi trẻ bị cảm lạnh cần làm gì? - 1

Bé bị cảm lạnh mẹ không nên chủ quan. (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, trẻ thường dễ bị cảm lạnh hơn khi thời tiết vào đông do bé chưa xây dựng được khả năng miễn dịch (sự phòng thủ) đối với hơn 100 loại vi rút cảm lạnh khác nhau xung quanh. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao trẻ có thể bị cảm lạnh khoảng từ 8-10 lần mỗi năm trước khi được 2 tuổi. Một khi trẻ đã nhiễm vi rút cảm lạnh, bé sẽ trở nên miễn dịch với loại vi trùng cụ thể đó. Vì thế, trẻ em ít bị cảm lạnh hơn khi lớn lên.

Khi trẻ bị cảm lạnh cần làm gì?

Trước khi tìm cách xử lý khi trẻ bị cảm lạnh, mẹ cần phải thật bình tĩnh để áp dụng các phương pháp giúp con dễ chịu và mau chóng khỏe lại hơn. 

- Cung cấp nhiều nước: Cho trẻ uống đủ nước để giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm và con cảm thấy dễ chịu hơn. Sốt có thể dẫn đến mất nước. Bé có thể không cảm thấy khát như bình thường và có thể khó chịu khi uống, vì vậy điều quan trọng là phải khuyến khích bé uống nhiều nước.

Tình trạng mất nước có thể rất nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, đặc biệt với bé dưới 3 tháng tuổi. Mẹ hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu mẹ nghi ngờ bé bị mất nước. Một số dấu hiệu có thể bao gồm:

+ Không có nước mắt khi khóc

+ Môi khô

+ Những điểm mềm có vẻ như bị lõm vào

Khi trẻ bị cảm lạnh cần làm gì? - 2

Trẻ bị cảm lạnh thường quấy khóc, bỏ ăn. (Ảnh minh họa)

+ Giảm hoạt động

+ Đi tiểu ít hơn 3-4 lần trong 24 giờ

Nếu bé đang bú sữa mẹ, hãy cố gắng cho trẻ bú thường xuyên hơn bình thường. 

- Làm thông mũi khi mũi bị nghẹt: Thuốc xịt mũi không được khuyến khích cho trẻ nhỏ. Thay vào đó, mẹ có thể sử dụng máy tạo ẩm dạng phun sương mát trong phòng của bé. Điều này sẽ giúp phá vỡ chất nhầy. Đảm bảo vệ sinh cẩn thận máy tạo ẩm giữa các lần sử dụng để ngăn nấm mốc phát triển trong máy.

Một lựa chọn khác là sử dụng thuốc xịt hoặc thuốc nhỏ mũi có chứa nước muối, làm cho chất nhầy loãng chảy ra dễ dàng hơn. Điều này đặc biệt hữu ích trước khi cho ăn và trước khi đi ngủ.

- Làm dịu cơn ho: Nếu bé trên 1 tuổi, hãy thử cho uống mật ong để trị ho thay vì dùng thuốc. Mẹ có thể cho bé uống từ 2 đến 5 ml mật ong vài lần trong ngày.

Theo các chuyên gia cho biết mật ong an toàn hơn và có khả năng hiệu quả hơn các loại thuốc ho cho trẻ trên 1 tuổi. Mẹ không nên cho bé dưới một tuổi uống mật ong vì nguy cơ ngộ độc.

- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn: Nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp con nhanh chóng hồi phục hơn. Bé có thể rất nóng do sốt. Hãy mặc quần áo thoải mái và tránh đắp chăn dày hoặc nhiều lớp vì nó có thể khiến con cảm thấy nóng hơn. Tắm nước ấm cũng có thể giúp trẻ giải nhiệt và hạ nhiệt trước khi đi ngủ.

Khi trẻ bị cảm lạnh cần làm gì? - 3

Nếu trẻ bị cảm lạnh, hãy cho con nghỉ ngơi thật nhiều và hợp lý. (Ảnh minh họa)

Khi nào cho trẻ bị cảm lạnh đến gặp bác sĩ?

Theo các bác sĩ, nếu như trẻ sốt trên 38 độ C (với bé dưới 3 tháng tuổi) và trên 39 độ C (với con dưới 6 tháng tuổi) thì cha mẹ cần phải đưa bé đi bệnh viện kiểm tra. Với những bé dưới 3 tuổi, khi bắt đầu có các dấu hiệu cảm lạnh dù ít hay nhiều, nặng hay nhẹ thì người lớn cũng cần phải đưa trẻ đi khám. Ngoài ra, cần phải đưa trẻ bị cảm lạnh đi khám ngay nếu có các triệu chứng:

- Không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày bị cảm lạnh. 

- Trẻ bị khó thở hoặc ho dai dẳng. 

- Bé có dấu hiệu bị nhiễm trùng tai hoặc các dấu hiệu như bị kích thích tai. 

- Dịch mũi bé có màu vàng, xanh lá cây. 

Khi trẻ bị cảm lạnh, mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc mà cần phải đi khám để được các bác sĩ kê đơn, chỉ định liều dùng phù hợp. Do nhiều loại thuốc cảm lạnh cho trẻ dưới 6 tuổi và trẻ sơ sinh bị cấm chỉ định. Nếu tự ý dùng sẽ mang đến những tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe của các bé. 

"Help for a Child with a Cold", Stanford Children's Health 

"Quick Tips for Treating Kids with a Cold or Flu", Health Line, October 22, 2012

Trẻ bị cảm lạnh: Dấu hiệu và biến chứng nghiêm trọng
Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh thông thường là sổ mũi và hắt hơi. Trong trường hợp những trẻ sức đề kháng quá kém, virus sẽ gây nhiễm trùng thứ phát dẫn đến...

Bài chuyên gia

Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp