Làm cơm cúng Rằm mời mẹ chồng sang ăn, câu nói của con gái trong bữa ăn khiến vợ chồng tôi suýt ly hôn

Ngày 28/08/2023 14:41 PM (GMT+7)

Thấy đứa cháu gái ngang ngạnh nhất quyết không xin lỗi, bà nội buồn bã ra về làm bữa cơm gia đình bỗng trở nên nghẹn ngào.

Sau gần 10 năm chung sống, vợ chồng tôi có với nhau 1 cậu con trai lớn 9 tuổi và một con gái hiện 4 tuổi. Với cả hai con chúng tôi đều nhờ bà ngoại ở dưới quê lên chăm sóc chúng từ nhỏ, đến khi ông ngoại mất thì bà ngoại chuyển lên đây sống cùng con gái, con rể và cháu ngoại luôn.

Bà ngoại ở đây không chỉ đỡ đần chúng tôi công việc nhà mà còn đưa đón các cháu đi học, cho các cháu ăn, chăm sóc chúng từ miếng ăn giấc ngủ, thậm chí còn dạy dỗ và trò chuyện như những người bạn với nhau. Bà ngoại chăm chút và yêu chiều nên cả 2 đứa nhà tôi đều vô cùng quấn quýt bà ngoại.

Ông bà nội mặc dù ở cách mấy con phố nhưng cũng ít khi sang, ông bà đã già, nghỉ hưu cũng chỉ muốn hội họp bạn bè, không thích trẻ nhỏ quấy rầy, khóc lóc ỉ ôi cả ngày. Chính vì thế tụi nhỏ cũng ít khi sang nhà ông bà nội mà chỉ khi thực sự cần mới sang còn hầu hết chúng đều ở nhà và coi bà ngoại là nhất trong nhà.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những tưởng mặc dù cách thể hiện thường ngày của chúng với ông bà nội và bà ngoại là thế nhưng thực trong tâm chúng vẫn yêu quý ông bà như nhau nên tôi hoàn toàn không để ý. Mãi cho đến mới đây mới xảy ra sự việc tưởng mà nhỏ nhưng lại vô cùng to tát.

Chẳng là cuối tuần vừa qua tôi làm mâm cơm cúng Rằm sớm rồi mời bố mẹ chồng qua ăn cơm. Từ sáng tôi và mẹ đẻ đã dậy sớm để đi chợ, chuẩn bị cơm nước rồi nấu nướng, sắp mâm bàn cẩn thận rồi cúng bái. Những đứa nhỏ giờ vẫn còn đang được nghỉ hè nên cũng lăng xăng giúp bố mẹ chuẩn bị được chút ít nhưng vui lắm. Thế nhưng cúng bái xong đợi đến gần 1h chiều vẫn không thấy ông bà nội tụi nhỏ sang tôi mới điện thoại. Vừa bốc máy lên thì ông bà đi tới cửa.

Hóa ra ông bà sáng giờ bận rộn với hội hè nên quên mất phải sang nhà con trai con dâu ăn Rằm. Mãi tới trưa mới nhớ ra nên chạy sang thì bị muộn. 2 đứa nhỏ lăng xăng từ sáng nên đến giờ trưa cũng đã đói, đợi ông bà mòn mỏi đứa nào đứa nấy cũng ủ rũ. Thấy ông bà sang chúng chẳng buồn chào mà mặt nặng mày nhẹ ngồi vào mâm cơm.

Tôi đã nhắc con con chào ông bà nhưng chúng chào nhỏ và cũng không thoải mái, cũng chính vì thế mà bố mẹ chồng tôi cũng đã không vừa lòng. Khi vào mâm cơm, sau các thủ tục mời chào ăn, 2 đứa nhỏ ăn nấy ăn để, sau đó chúng chỉ chăm chăm gắp thức ăn cho bà ngoại mà không để ý gì đến ông bà nội làm tôi đã phải nhắc nhở:

- Con gắp thức ăn mời ông bà nội đi chứ, ông bà vừa mới sang còn chưa ăn gì kìa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thế nhưng chỉ có thằng anh thì nghe lời còn con em vẫn không chịu nói gì cả. Để xóa tan bầu không khí ngột ngạt, chồng tôi đứng dậy lấy đũa gắp cho bố mẹ chồng mỗi người một miếng thịt gà, vừa gắp anh vừa đỡ lời con:

- Ông bà đừng để ý, cháu nó con gái thường được chiều nên hay nũng nịu vậy chứ cháu thương ông bà lắm, quý ông bà lắm, nhắc ông bà suốt phải không con gái.

Đứa nhỏ vẫn lì lợm không chịu trả lời mặc cho bố có nhắc nhở gì đi chăng nữa. Lúc này mẹ chồng tôi cũng hạ cái tôi xuống, cầm đũa gắp một miếng thịt đặt vào bát cháu gái mà nói rằng:

- Thôi không cần phải nói gì nữa đâu, nó giận bà tí thôi chứ bà biết nó vẫn quý bà mà phải không nào. Nó không gắp thức ăn cho bà thì bà gắp thức ăn cho nó, sau này nó sẽ hiếu thảo với bà, phụng dưỡng bà đó phải không nào!

Thế nhưng đáp lại câu yêu chiều của bà nội, con gái tôi lại có câu nói khiến vợ chồng tôi cũng phải sốc:

- Không, cháu chỉ yêu bà ngoại thôi. Bà ngoại nuôi cháu từ nhỏ sau này cháu chỉ phụng dưỡng bà ngoại thôi, sao cháu lại phải hiếu thảo với bà nội, bà nội có nuôi cháu đâu?

Câu nói của đứa con gái khiến vợ chồng tôi ngượng chín mặt và vô cùng sốc. Bố mẹ chồng tôi nghe thấy thế mà vừa ngại với bà thông gia mà vừa bực, cả hai tức giận ra mặt, buông đũa không ăn nữa. Hai vợ chồng tôi nghiêm khắc yêu cầu con bé xin lỗi ông bà nội ngay nhưng nó nhất quyết nói nó không sai, bỏ mặc không ăn nữa và đi vào trong phòng. Tới lúc này bố chồng tôi đã không thể kiềm chế:

- Các con quá nuông chiều con bé rồi, bố không ngờ con bé lại có suy nghĩ đó.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sau câu nói của bố chồng, cả hai đứng dậy ra về mà không nói thêm một câu nào. Bữa cơm cúng Rằm đang vui mà bỗng trở nên tan tành. Chồng tôi vì quá bực tức với con nhưng không thể làm gì được, anh quay qua chì chiết tôi vì không biết dạy con. Thế nhưng tôi lại nói rằng:

- Nó nói thì cũng có gì sai, anh xem từ khi chúng còn nhỏ tới lớn, ông bà sang đây thăm chơi với các cháu được mấy lần, nuôi chúng được ngày nào thì làm sao mà gần gũi, làm sao chúng biết mình phải hiếu thảo với ông bà.

- Dù ông bà có làm sao đi chăng nữa thì việc nó có suy nghĩ như vậy bắt nguồn từ việc em không biết dạy dỗ con để con hiểu đúng được những điều như thế.

- Tại sao anh lại đổ hết trách nhiệm nên đầu của em...

Cuộc cãi vã của vợ chồng tôi tiếp tục căng thẳng khiến tôi chỉ muốn ly hôn. Đã mấy ngày trôi qua hai vợ chồng cũng không nói với nhau tiếng nào, cô con gái ương bướng cũng nhất quyết không chịu nhận sai, không chịu sang xin lỗi ông bà.

Tâm sự từ độc giả tuanh@gmai.com

Trên thực tế, lời nói và việc làm của đứa trẻ có ảnh hưởng rất lớn từ việc dạy dỗ hàng ngày của bố mẹ. Chính vì thế để con có những hành động đúng đắn, lễ phép với ông bà cha mẹ thì ngay trong cuộc sống đời thường, ba mẹ phải vừa làm gương vừa là người nhắc nhở con gái.

Trong trường hợp, trẻ có suy nghĩ: “Tại sao con phải thiếu thảo với bà nội, trong khi bà ngoại là người nuôi dưỡng con", bố mẹ nên giải thích cho các con hiểu, ông bà là người sinh ra bố mẹ, dù không chăm sóc con nhưng có công ơn nuôi dưỡng bố mẹ, phận làm con cháu sống hiếu thuận, đạo đức với ông bà là điều cần làm.

Ngoài ra, bố mẹ nên có thái độ với bà nội - bà ngoại như nhau, thay vì một bên biết ơn, một bên oán hận, sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ. Tuyệt đối không hỏi trẻ những câu như "Con thích bà ngoại hơn hay bà nội hơn", như vậy vô tình sẽ hình thành sự so sánh, phân biệt đối xử trong lòng trẻ.

Mẹ chồng nàng dâu có thể xảy ra mâu thuẫn, con rể cũng có thể không hài lòng với mẹ vợ, nhưng mâu thuẫn giữa người lớn không nên liên quan đến trẻ nhỏ. Cha mẹ hãy là người sống có trách nhiệm, bao dung và hiếu thuận với bề trên, mới dạy dỗ được con cái, trở thành tấm gương cho trẻ sau này.

Mỗi lần nấu cháo cho cháu mẹ chồng luôn âm thầm cho một thứ, con dâu biết chuyện òa khóc ân hận
Một lần đứng từ trên tầng 2, tôi vô tình thấy được cảnh mẹ chồng bỏ thứ gì đó vào trong nồi cháo của cháu.

Tâm sự người mẹ

Theo Phan Nguyễn (Ghi)
Nguồn: phunuphapluat.nguoiduatin.vn

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự mẹ bỉm