Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh năm 2019 của Bộ Y tế

Ngày 18/01/2019 18:30 PM (GMT+7)

Chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế năm 2019 có một số thay đổi so với trước đây như: thay đổi vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem sang ComBe Five; thay đổi vắc xin bại liệt theo đường uống sang đường tiêm; sử dụng vắc xin sởi - rubela do Việt Nam tự sản xuất.

Bộ Y tế đã ra thông tư về việc tiêm chủng vắc xin bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng áp dụng cho các trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi, bao gồm 10 bệnh: Viêm gan vi rút B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B, bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella.

2 vắc xin được chỉ định tiêm ngay sau sinh là tiêm vắc xin viêm gan virus B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao – tiêm một lần cho trẻ trong vòng một tháng đầu.

Lịch tiêm chủng mở rộng 2019 có một số thay đổi đáng chú ý chính là: Từ năm 2019 Việt Nam có vắc xin thay thế vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng 2019, đồng thời triển khai vắc xin bại liệt theo đường tiêm và sử dụng vắc-xin sởi – rubela do Việt Nam tự sản xuất. Những thay đổi này bắt đầu triển khai từ tháng 6/2019.

Theo đó, vắc xin 5 trong 1 được lựa chọn để thay thế vắc-xin Quinvaxem có tên thương mại là vắc xin ComBe Five do Ấn Độ sản xuất đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành ở Việt Nam từ tháng 5/2017.

Lịch tiêm vắc xin ComBE Five trong tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi vào lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.

Từ tháng 6/2019, trẻ sẽ được tiêm một mũi vắc-xin bại liệt tiêm IPV lúc 5 tháng tuổi trong tiêm chủng mở rộng. Vắc xin IPV sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng 2019 là vắc xin của hãng Sanofi, Pháp sản xuất, đã được cấp phép đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Vắc xin này do tổ chức Liên minh toàn cầu vắc-xin và tiêm chủng hỗ trợ và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cung ứng.

Sởi vẫn là mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi bé tròn 9 tháng tại các trạm y tế xã.

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh năm 2019 của Bộ Y tế - 1

Tiêm phòng vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các bệnh nguy hiểm. (ảnh minh họa) 

Lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế:

Theo quyết định số 845/2010/QĐ-BYT ngày 17/03/2010 của Bộ Y tế, từ năm 2010, lịch tiêm chủng thường xuyên trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng áp dụng như sau:

STT Tuổi của trẻ Vắc xin sử dụng
1 Sơ sinh

- Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh

- Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao

2 02 tháng

- Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B- Hib mũi 1 (vắc xin 5 trong 1)

- Uống vắc xin bại liệt lần 1

3 03 tháng

- Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B- Hib mũi 2

- Uống vắc xin bại liệt lần 2

4 04 tháng

-Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 3

-Uống vắc xin bại liệt lần 3

5 09 tháng

-Tiêm vắc xin sởi mũi 1

6 18 tháng

-Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván mũi 4

-Tiêm vắc xin sởi - rubella (MR)

7 Từ 12 tháng tuổi

-Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1

-Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2

(hai tuần sau mũi 1)

-Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3

(một năm sau mũi 2)

8 Từ 2-5 tuổi

-Vắc xin Tả 2 lần uống (vùng nguy cơ cao)

(lần 2 sau lần một 2 tuần)

9 Từ 3-10 tuổi

-Vắc xin Thương hàn tiêm 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao)

Vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ

Phụ nữ có thai;

nữ tuổi sinh đẻ

-Tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vung nguy cơ mắc UVSS cao.

-1 tháng sau mũi 1

-6 tháng sau mũi 2 hoặc trong thời kỳ có thai sau

-1 năm sau mũi 3 hoặc trong thời kỳ có thai sau

-1 năm sau mũi 4 hoặc trong thời kỳ có thai sau

* Tất cả vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đều miễn phí.

Cha mẹ không đưa con đi tiêm chủng, bé 14 tháng tử vong vì mắc bệnh bạch hầu
Việc cha mẹ không tiêm chủng bệnh bạch hầu cho con đã khiến bé 14 tháng tuổi nhiễm khuẩn và tử vong.
Theo Lan Ngọc
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách