Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng mẹ nhất định phải biết để không gây hại tới sức khỏe của bé
Tiêm phòng là biện pháp duy nhất tránh bị phơi nhiễm với những tác nhân bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, chỉ cần chút thiếu hiểu biết của cha mẹ cũng gây nguy hiểm khó lường cho bé.
Trường hợp bé 6 tháng tuổi (giấu tên) ở Trung Quốc sớm phải sống cuộc sống thực vật là bài học cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh, không nên xem thường vấn đề tiêm phòng. Điều quan trọng là lựa chọn thời điểm thích hợp để giúp bé tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh hiệu quả và an toàn.
Đưa trẻ đi tiêm phòng cần lưu ý để tránh tổn hại tới sức khỏe của bé. (Ảnh minh họa)
Mẹ của bé kể lại, thời điểm sau khi tiêm phòng về bé luôn trong tình trạng buồn ngủ, gắt gỏng nhưng chị chủ quan cho rằng đây là phản ứng bình thường, như vậy là vắc-xin có tác dụng.
Sau khoảng 1 tuần, người mẹ vội đưa con tới bệnh viện kiểm tra vì tình hình sức khỏe xấu hơn. Tại đây, các bác sĩ cho biết đã quá muộn để can thiệp điều trị bởi não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, một số bộ phận trong cơ thể ảnh hưởng, bé rơi vào cảnh sống thực vật.
Trước khi sự việc đau lòng xảy ra, chị có đưa con đi tiêm phòng tại bệnh viện địa phương. Lần đó bé có dấu hiệu cảm lạnh nên được bác sĩ chỉ định về nhà theo dõi bệnh và điều trị dứt điểm trước khi tiêm vắc-xin.
Ngày hôm sau, người mẹ vì quá bận rộn với công việc nên đã nhờ ông bà trông cháu. Biết tới lịch tiêm phòng nên ông bà tự ý đưa cháu tới cơ sở y tế. Khi được bác sĩ hỏi biểu hiện thường ngày của bé, ông nhanh nhẹn nói bé vẫn khỏe mạnh không có dấu hiệu bất thường.
Sau khi sự việc đã lỡ, mọi người trong gia đình mới hối hận và tự trách bản thân về sự thiếu hiểu biết của mình.
Tránh tác động trực tiếp hoặc để nước tiếp xúc vào vết tiêm của trẻ gây nhiễm trùng. (Ảnh minh họa)
Những điều cần lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng mẹ nhất định phải biết
1. Tình trạng sức khỏe tốt
Đưa trẻ đi tiêm phòng mẹ hãy chắc chắc tình trạng sức khỏe của bé tốt, ổn định. Bởi thể chất tốt bé sẽ có nhiều năng lượng, cơ thể hấp thu vắc-xin và phát huy tác dụng.
2. Một số vắc-xin không thích hợp cho trẻ sinh non
Mẹ nên nói với bác sĩ về việc bé sinh non, nhẹ cân bởi có một số loại vắc-xin không phù hợp với cơ thể của trẻ. Nên đưa bé đi tiêm khi thực sự khỏe mạnh, sau tiêm nên theo dõi cẩn thận. Nếu xuất hiện những dấu hiệu khác thường cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng.
3. Cân nặng đạt tiêu chuẩn
Ngoài việc trẻ không bị sốt, cảm lạnh… thì cân nặng trẻ sơ sinh phải đạt đủ tiêu chuẩn. Đặc biệt, mỗi loại vắc xin chống chỉ định với từng nhóm trẻ khác nhau. Ví dụ như vắc xin phòng lao, những trẻ sinh non hoặc cân nặng dưới 2,5 kg phải tạm thời lùi thời gian tiêm.
4. Nếu trẻ bị vàng da, không tiêm phòng viêm gan B
Trẻ đầy tháng mà tình trạng vàng da vẫn chưa giảm thì cần đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra là do nguyên nhân gì. Nếu như là vàng da bệnh lý thì cho dù tiêm bao nhiêu vắc-xin cũng không thể sinh ra kháng thể bảo vệ tương ứng, như vậy thì không cần tiêm vaccine phòng viêm gan B.
5. Bé ăn quá no hoặc đói bụng
Mẹ nên tuyệt đối tránh việc cho trẻ ăn hoặc bú quá no khi đi tiêm phòng, tuy nhiên cũng không nên để trẻ đói. Bởi sau khi đi tiêm về bé thường khó chịu trong người, khóc nhiều hơn. Lời khuyên cho mẹ là cho bé ăn lót dạ trước thời điểm tiêm 30 phút.
6. Trẻ có tiền sử dị ứng hãy thông báo cho bác sĩ.
Nếu em bé bị dị ứng mẹ nên thông báo trước cho bác sĩ bởi một số loại vắc-xin có thể không thích hợp tiêm cho bé.
7. Quan sát biểu hiện của bé sau khi tiêm 30 phút
Mẹ hãy nhớ quan sát biểu hiện của trẻ sau khi tiêm 30 phút xem có điều gì bất thường không. Tuyệt đối không cho bé uống sữa hoặc ăn bất cứ thứ gì trong thời gian này, nếu thấy dấu hiệu bất thường phải đưa bé tới cơ sở y tế kiểm tra.
8. Triệu chứng sốt nhẹ sau khi tiêm là bình thường
Trẻ sốt nhẹ kèm biểu hiện buồn ngủ là điều bình thường mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và có những dấu hiệu bất thường khác mẹ phải đưa con tới gặp bác sĩ ngay.
9. Ngăn vết tiêm không bị nhiễm trùng
Để viết tiêm không bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng mẹ nên vệ sinh cá nhân cho bé cẩn thận. Tránh tác động trực tiếp hoặc để nước tiếp xúc vào vết tiêm của trẻ.
10. Giữ ấm cơ thể bé khi đi tiêm vào những ngày lạnh
Những ngày thời tiết lạnh khi đưa con đi tiêm mẹ nên mặc ấm cho bé, bởi trẻ nhỏ sức đề kháng kém dễ cảm lạnh hoặc mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp.