Mặc dù mới 2 tuổi song bé trai ở Trung Quốc nặng 40kg tương đương với cân nặng một người trưởng thành.
Bé trai có biệt danh Allison (Trung Quốc) gây chú ý bởi cân nặng “khủng” so với lứa tuổi của mình. Mẹ Allison cho biết, bé chào đời bằng phương pháp sinh thường và phát triển bình thường. Chỉ tới năm 2 tuổi bé có dấu hiệu tăng cân nhanh, ban đầu chị cho rằng do bé háu ăn hấp thụ dinh dưỡng tốt nên chủ quan. Hiện tại, Allison đã đạt tới mức 40kg dù mới 2 tuổi.
Bé trai 2 tuổi có cân nặng như một người trưởng thành.
Được biết, mẹ Allison thường xuyên chiều chuộng mua cho con đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt như bim bim, bỏng ngô, kẹo trái cây… Vì thế, bé dần có thói quen ăn uống thả phanh theo sở thích. Thậm chí, ngoài ăn vặt thì khẩu phần cơm hàng ngày bé có thể ăn gấp 2 lần người lớn.
Có mức cân nặng khác thường như thế chủ yếu là do chế độ ăn của Allison không hợp lý.
Khi cân nặng tăng không kiểm soát mẹ Allison mới đưa bé tới bệnh viện kiểm tra. Tại đây, bác sĩ đã kết luận Allison mắc chứng béo phì do thói quen ăn uống không hợp lý. Ngoài ra, chân trái có dấu hiệu biến dạng, cong bất thường vì cân nặng quá khổ.
Không những cân nặng tăng không kiểm soát mà chân trái Allison còn bị biến dạng.
Theo chuyên gia dinh dưỡng cho biết nguyên nhân của béo phì là do bé tiêu thụ lượng calo quá mức cần thiết, rối loạn trong chuyển hóa hóc-môn hoặc chịu ảnh hưởng di truyền từ gia đình. Tuy nhiên, nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất là ngay từ nhỏ bé đã có những thói quen ăn uống không tốt, ít vận động dẫn đến thừa cân, béo phì.
Ngoài ra trẻ bị béo phì có thể thiếu tự tin vào bản thân khi bị bạn bè trêu đùa hay “cách ly” khỏi các trò chơi tập thể. Do đó, việc phát hiện và điều trị kịp thời chứng béo phì ngay khi còn nhỏ là điều cần thiết.
Bác sĩ cho biết Allison mắc chứng béo phì do thói quen ăn uống không hợp lý.
Vì vậy khi thấy những dấu hiệu khác thường về cân nặng của bé, mẹ hãy đưa con đến bác sĩ để có những lời khuyên, tư vấn hợp lý.
Làm thế nào để kiểm soát cân nặng của bé?
- Cân bằng chế độ ăn uống của bé khoảng 4 bữa/ ngày (kể cả bữa ăn phụ) hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn vặt, bánh kẹo, các loại nước ngọt có đường, có ga và đồ ăn nhanh.
- Tăng cường rau quả cho bé trong bữa ăn. Uống nhiều nước lọc để giúp quá trình chuyển hóa thức ăn của bé tốt hơn.
- Khi con còn nhỏ, cha mẹ có thể cho bé tập những bài tập vận động để giúp phát triển hệ xương, cơ, khớp đồng thời giúp bé tiêu hao năng lượng tránh béo phì.