"Nằm lòng" những kiến thức xử lý tại nhà khi trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ

Ngày 18/02/2018 15:50 PM (GMT+7)

Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ có thể là biểu hiện của một số bệnh về đường tiêu hóa. Do đó khi bé hay bị nôn mẹ cần chú ý theo dõi.

Bé 3 tuổi hay bị nôn trớ là tình trạng khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Để đảm bảo sức khỏe cho bé thì bố mẹ cần phải xác định rõ nguyên nhân và biết cách xử lý khi bé bị nôn. 

1. Nguyên nhân trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ

amp;#34;Nằm lòngamp;#34; những kiến thức xử lý tại nhà khi trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ - 1

Do hệ thống tiêu hóa chưa phát triển nên bé hay bị trào ngược dạ dày. (Ảnh minh họa)

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này mà mẹ cần biết.

Nhiễm trùng dạ dày ruột: Một trong những nguyên nhân hay gặp nhất khiến bé 3 tuổi bị nôn là do nhiễm trùng dạ dày ruột. Bệnh thường do Rotavirus gây ra. Biểu hiện của bệnh là nôn trớ và tiêu chảy trong vòng 12 - 24 giờ.

Trào ngược dạ dày: Do hệ thống tiêu hóa và hệ thần kinh của bé 3 tuổi chưa phát triển hoàn thiện như người lớn nên dạ dày dễ bị kích thích dẫn đến nôn trớ.

Sử dụng Ibuprofen quá liều: Các sản phẩm có chứa Ibuprofen có thể kích thích dạ dày khiến bé bị nôn trớ đặc biệt là uống thuốc khi dạ dày rỗng.

Dị ứng thực phẩm: Nôn mửa có thể là triệu chứng của dị ứng thực phẩm. Nôn mửa xuất hiện nhanh chóng sau khi ăn. Thức ăn phổ biến gây dị ứng là đậu phộng, hạt cây, cá và tôm, cua, sò ốc, tôm.

Đau nửa đầu: Ở trẻ em, hầu hết các chứng đau nửa đầu cũng có thể gây nôn mửa.

Trong các trường hợp bé nôn mửa không dừng trong 24 giờ thì mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ. Bởi vì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng như viêm ruột thừa, nhiễm trùng thận, tiểu đường và chấn thương ở đầu.

2. Cách xử lý khi trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ

Khi bé bị nôn mửa đầu tiên mẹ cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh để có cách chữa trị kịp thời. Ngoài ra mẹ có thể thực hiện các phương pháp sau đây để giúp bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe:

- Khi bé bị nôn mửa, điều quan trọng nhất là mẹ phải đảm bảo bé không bị mất nước. Mẹ nên cho bé uống nhiều nước và dung dịch bù điện giải để ngăn ngừa mất nước. Mẹ cho bé uống 5-10ml dung dịch bù điện giải sau mỗi 5 phút. Nếu sau 4 giờ bé không còn nôn thì tăng gấp đôi liều lượng.

- Bé cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường sức đề kháng. Khi ngủ bé sẽ giảm được tình trạng nôn mửa.

- Sau 8 giờ mà bé không còn bị nôn thì mẹ nên cho bé ăn cháo, súp, thực phẩm loãng. Hạn chế cho bé ăn các loại đồ ăn ngọt, cay nóng vì gây khó tiêu. Cho bé trở lại chế độ ăn bình thường trong 24-48 giờ.

- Mẹ không nên cho bé sử dụng thuốc chống nôn. Các thuốc này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng với trẻ em.

3. Khi nào trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ nguy hiểm

amp;#34;Nằm lòngamp;#34; những kiến thức xử lý tại nhà khi trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ - 2

Nôn trớ kéo dài hơn 24 giờ mẹ cần đưa bé đi khám. (Ảnh minh họa)

Nôn trớ do virus thường dừng lại trong 12 đến 24 giờ. Nếu bé nôn kéo dài thì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nghiêm trọng. Vì vậy mẹ cần theo dõi bé cẩn thận và gọi bác sĩ trong các trường hợp sau:

- Bé nôn ra chất lỏng trong hơn 8 giờ.

- Nôn trớ kéo dài hơn 24 giờ.

- Bé có dấu hiệu mất nước.

- Tình trạng của bé trở nên tồi tệ hơn.

- Bố mẹ nghĩ bé cần phải đến khám bác sĩ.

PGS.BS Đào Ngọc Diễn đưa ra lưu ý trên báo Sức khoẻ và Đời sống: khi trẻ bị nôn thì nên đặt trẻ nằm nghiêng để chất nôn không bị hít vào đường thở, tránh cho trẻ bị sặc.

Chuyên gia hướng dẫn xử lý nôn trớ cho trẻ cực kỳ hiệu quả
TS. BS. Cao Thị Thu Hương đưa ra một số biện pháp xử lý nôn trớ kèm theo những điểm lưu ý cho các mẹ.
Lê Ánh (Dịch từ Stlouischildrens)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh thường gặp