Nghiên cứu về trẻ sơ sinh: Khi con khóc, mẹ làm điều này, trí não sẽ thêm phát triển

Hạ Mây - Ngày 06/05/2021 10:05 AM (GMT+7)

“Bố mẹ đang nhầm lẫn tai hại giữa dạy con tự lập và bỏ mặc con khóc”, chuyên gia Leach nói.

Nghiên cứu về trẻ sơ sinh: Khi con khóc, mẹ làm điều này, trí não sẽ thêm phát triển - 1

Khả năng ngôn ngữ của trẻ nhỏ vô cùng hạn chế, nên tiếng khóc là một trong những cách để con có thể báo cho cha mẹ biết rằng có chuyện gì đó đang xảy ra. Tuy nhiên, khi thấy các con khóc, nhiều cha mẹ lại cho rằng trẻ đang làm nũng và có những đòi hỏi thái quá, nên nhiều khi cứ bỏ mặc, để trẻ khóc chán rồi sẽ tự nín. Thực tế, điều này là hoàn toàn sai lầm.

Penelope Leach – một chuyên gia trong lĩnh vực nuôi dạy trẻ và cũng là người phản đối phương pháp bỏ mặc trẻ khóc để trẻ tự ngủ. Trong cuốn sách của mình, (First Year – What Babies Need Parents to Know), Leach viết: “Đây không phải là ý kiến của riêng cá nhân ai, mà là một sự thật hiển nhiên, rằng não bộ trẻ sẽ bị hủy hoại nếu trẻ bị người lớn bỏ mặc khi khóc”.

Các nhà nghiên cứu về não bộ cũng cho biết rằng khi trẻ khóc, những cái ôm, chạm, vỗ về và những lời thì thầm nhẹ nhàng của người lớn sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ. Đồng thời, những lời nói, những "kích thích" nhẹ nhàng cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của não và kích hoạt các tế bào thần kinh điều khiển cảm xúc của trẻ.

Cụ thể, việc cha mẹ thường xuyên ôm con sẽ mang đến nhiều lợi ích cho con, bao gồm:

Kích thích trí não trẻ phát triển

Một cuộc khảo sát của Đại học Vanderbilt, Mỹ, cho thấy cha mẹ càng ôm con thì càng có lợi cho não trẻ. Trong cuộc khảo sát này có 125 trẻ sơ sinh đủ tháng và sinh non tham gia nghiên cứu.

Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng khi mới được sinh ra, trẻ càng nhận được nhiều sự quan tâm chăm sóc từ cha mẹ hoặc nhân viên bệnh viện thì phản ứng não bộ của trẻ càng mạnh.

Nghiên cứu về trẻ sơ sinh: Khi con khóc, mẹ làm điều này, trí não sẽ thêm phát triển - 2

Giúp nâng cao khả năng miễn dịch của trẻ

Sau khi quan sát nhiều trẻ sơ sinh, một y tá chuyên ngành trẻ em nhận thấy rằng sự tiếp xúc giữa cha mẹ và bé càng thường xuyên thì khả năng miễn dịch của trẻ càng tốt.

Nghiên cứu về trẻ sơ sinh: Khi con khóc, mẹ làm điều này, trí não sẽ thêm phát triển - 3

Giúp Trẻ cảm thấy an toàn và thư giãn

Đôi khi tiếng khóc sẽ làm lu mờ đi suy nghĩ của trẻ. Đó là lý do tại sao, việc ôm bé, thông qua sự tiếp xúc ngay lập tức sẽ truyền cho bé cảm giác an toàn và được bảo vệ.

Trong khi đó, những bé thường xuyên không được cha mẹ dỗ dành khi khóc lại có nguy cơ bị stress cao hơn.

Leach cũng đã đưa ra những dữ liệu khoa học rằng: Các nhà khoa học từng tiến hành một nghiên cứu, trong nghiên cứu, họ kiểm tra nước bọt của một nhóm trẻ nhỏ và thấy mức cortisol - một loại hoocmon gây stress, tăng lên ở những trẻ thường xuyên bị bỏ mặc cho khóc đến khi chán thì thôi.

Nghiên cứu về trẻ sơ sinh: Khi con khóc, mẹ làm điều này, trí não sẽ thêm phát triển - 4

Gắn kết tình cảm cha mẹ với con

Những cái ôm không khi trẻ khóc chỉ đem lại nhiều lợi ích về tinh thần và sức khỏe cho trẻ mà lợi ích lớn nhất của những cái ôm là giúp củng cố sợi dây liên kết trong gia đình. Những cái ôm giúp con bạn cảm thấy như trẻ có thể tin tưởng cha mẹ, giúp cha mẹ và con cái cảm thấy gắn kết hơn.

Nghiên cứu về trẻ sơ sinh: Khi con khóc, mẹ làm điều này, trí não sẽ thêm phát triển - 5

Giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc

Nghiên cứu cho thấy những em bé được thỏa mãn nhu cầu bế ẵm lớn lên sẽ chủ động, vui vẻ và biết điều khiển cảm xúc của mình.

Ngược lại, những đứa trẻ bị “ngó lơ” khi khóc không những không trở nên tự lập mà còn bị tổn thương về tâm lý. Nguyên nhân là do não bộ của trẻ vẫn đang phát triển, qua thời gian trẻ dần hình thành cảm giác mong đợi.

Nghiên cứu về trẻ sơ sinh: Khi con khóc, mẹ làm điều này, trí não sẽ thêm phát triển - 6

Mốc phát triển trí thông minh của trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng, mẹ xem bé có đạt chuẩn?
Trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi có sự phát triển trí não khác biệt nhau, theo quá trình trẻ lớn lên.
Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn