Thực tế, một số trẻ thấp lùn không phải do di truyền mà do trẻ phát triển muộn.
Con khỏe mạnh và có chiều cao vượt trội gần như là mơ ước của tất cả các bậc phụ huynh. Nhưng trên thực tế, chiều cao luôn là mối lo lắng của không ít cha mẹ.
Cha mẹ sẽ không nhận ra sự thấp còi của con cho đến khi trẻ tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa ở trường học. Ví dụ như nhiều bố mẹ đã giật mình vì sự khác biệt chiều cao, trong khi con mình chỉ cao 1m5 và thường xuyên bị xếp ở đầu hàng, những đứa trẻ khác đã chạm tới 1m6 hay thậm chí 1m7.
Có nhiều yếu tố tác động đến chiều cao của trẻ, trong đó có di truyền. Nghiên cứu chỉ ra rằng 35% yếu tố quyết định chiều cao đến từ bố và 35% yếu tố đến từ mẹ, 30% còn lại là do các yếu tố bên ngoài.
Thế nhưng 30% này vô cùng quan trọng bởi nhiều đứa trẻ thấp lùn không phải do gen mà do phát triển muộn.
Trong hoàn cảnh bình thường, trẻ sẽ thừa hưởng chiều cao của người cao nhất trong gia đình, nhưng không thể coi thường tác động của cuộc sống đến chiều cao. Vì chiều cao chủ yếu dựa vào di truyền, nhưng một số bố mẹ có chiều cao tốt và gen di truyền của gia đình đều bình thường, vậy tại sao trẻ vẫn không theo kịp bạn bè cùng trang lứa? Thực tế, một số trẻ thấp lùn không phải do di truyền mà do trẻ phát triển muộn.
Vậy làm thế nào để có thể biết được trẻ phát triển bình thường hay chậm phát triển? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề chậm phát triển ở trẻ.
Cách nhận biết trẻ phát triển muộn
Trẻ phát triển muộn thường có một số đặc điểm chung, bố mẹ có thể dùng 4 phương pháp sau đây để dự đoán.
Thời trẻ bố mẹ cũng chậm phát triển
Nếu một trong hai bố mẹ cũng thuộc “tuýp người chậm lớn” khi còn trẻ, thì con cái của họ cũng có khả năng cao là phát triển muộn. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể yên tâm, khi đến giai đoạn dậy thì con sẽ phát triển bình thường như các bạn.
Gương mặt
Gương mặt của một người phản ánh nội tâm của họ. Mặc dù độ tuổi bằng những đứa trẻ khác nhưng sự trưởng thành về thể chất và tinh thần của trẻ chưa chắc đã bằng các bạn. Vậy nên chỉ cần nhìn mặt cũng có thể biết những đứa trẻ phát triển muộn sẽ trông nhỏ và non nớt hơn.
Nhiều bố mẹ không nhận ra sự chậm phát triển của trẻ, cho đến khi con tiếp xúc với bạn bè.
Đặc điểm phát triển của tuổi dậy thì
Mặc dù đã đến thời điểm dậy thì nhưng trẻ vẫn chưa có những dấu hiệu thường thấy như: con trai có trái cổ, thay đổi giọng nói, con gái đau bụng kinh hoặc phát triển ngực. Điều đó có nghĩa trẻ vẫn chưa phát triển.
Tuổi xương
Bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tuổi xương một cách đúng đắn nhất, tuổi xương của đứa trẻ có giống với tuổi thật hay không có thể biết được sau khi kiểm tra. Trong trường hợp bình thường, sự chênh lệch giữa tuổi xương và tuổi thực không quá 2 tuổi, nếu không nằm trong khoảng này thì trẻ có nguy cơ bị “lùn”.
Cách giúp trẻ cao lớn một cách khoa học
Để giúp trẻ phát triển đúng với từng độ tuổi, bố mẹ nên xây dựng cho con thói quen ngủ sớm, chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao... Mặc dù hầu hết bố mẹ đều biết những điều này, nhưng không phải ai cũng áp dụng đúng cách và phát huy hiệu quả.
Xây dựng thói quen ngủ sớm
Vì hormone tăng trưởng của trẻ chủ yếu được tiết ra khi ngủ đêm nên trẻ phải hình thành thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm để đảm bảo ngủ đủ giấc, đây là điều kiện quan trọng nhất để tăng trưởng chiều cao.
Bố mẹ nên nắm bắt thời kỳ vàng để giúp con phát triển chiều cao toàn diện.
Chế độ ăn cân bằng và toàn diện
Dinh dưỡng là nền tảng của sự tăng trưởng và phát triển thể chất của trẻ. Thiếu bất kỳ loại nguyên tố dinh dưỡng nào cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng. Vì vậy, cần quan tâm đến việc đa dạng hóa khẩu phần ăn của trẻ và có những công thức nấu ăn khoa học, hợp lý để trẻ ăn ngon miệng hơn.
Tập thể dục nhiều hơn và tập thường xuyên
Tập thể dục có thể tăng cường quá trình trao đổi chất của trẻ, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, thúc đẩy quá trình tiết hormone tăng trưởng và đẩy nhanh sự phát triển của xương. Vì vậy, hãy thường xuyên cho trẻ tập một số bài tập phù hợp để tăng chiều cao như nhảy dây, nhảy cao, bóng rổ, cầu lông,...
Nắm bắt thời kỳ vàng phát triển của trẻ
Mỗi độ xuân về vạn vật sinh sôi nảy nở cũng là thời điểm hormone tăng trưởng của trẻ tiết ra nhiều nhất, bố mẹ đừng bỏ lỡ “thời kỳ vàng” tăng trưởng này.
Thứ hai, “thời kỳ đỉnh cao” phát triển của trẻ là từ 12-14 chỉ có một lần trong đời, bố mẹ cũng nên nắm bắt cơ hội để giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tối ưu thông qua nhiều phương pháp khác nhau.
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng là cách giúp con tăng trưởng tốt.