Biết nói đúng thì cho dù muốn dạy con giỏi hay hay dạy con ngoan đều sẽ hiệu quả hơn.
Trẻ em là tấm gương phản chiếu chính cha mẹ. Và cha mẹ là tấm gương cho trẻ em noi theo.
Trong thực tế, miễn là người mẹ làm chủ cách nói chuyện, biết nói đúng với con thì cho dù có muốn dạy con giỏi hay hay dạy ngoan đều sẽ trở nên hiệu quả hơn.
1. Khi trẻ không muốn đi ngủ
Mẹ Việt nên nói điều này: Vẫn còn 5 phút mới đến giờ đi ngủ, con đánh răng trước hay dọn đồ chơi trước?
Và không thể nói điều này: Muộn quá rồi! Dọn đồ chơi và đi đánh răng, lên giường ngay. Mẹ nhắc bao nhiêu lần rồi!
Đứa trẻ nghĩ: Mẹ ơi, con không buồn ngủ, con không muốn ngủ. Con muốn làm những điều thú vị, con không biết thời gian đang trôi đi.
Miễn là mẹ đặt là thời gian ngủ đều đặn, đồng hồ sinh học của con sẽ từ từ phát triển để ngủ đúng giờ. Nếu mẹ cho con lựa chọn, con sẽ chọn những gì con thích để làm trước và sau đó đi ngủ.
2. Khi trẻ lề mề
Mẹ Việt nên nói điều này: Chúng ta vẫn còn 10 phút mới đến giờ đi. Bây giờ con kịp thay quần áo đấy!
Và không thể nói điều này: Con vẫn đang làm cái gì đấy? Muộn lắm rồi, thay quần áo nhanh lên! Mẹ nói có nghe không!
Đứa trẻ nghĩ: Mẹ ơi, con không biết mẹ đang sốt ruột và nổi nóng, nhất là khi con đang làm những gì con thích, con thường không có khái niệm thời gian.
3. Khi trẻ nói "Không"
Mẹ Việt nên nói thế này: Con có thể nói "không". Tuy nhiên, mẹ muốn nghe lý do tại sao con nói "không" để mẹ có thể hiểu con.
Đừng nói thế này: Con là một đứa trẻ, con phải biết nghe lời mẹ. Cấm cãi.
Đứa trẻ nghĩ: Mẹ, mỗi khi con nói "không", mẹ liền từ chối con. Thực tế, con muốn tự lập. Con muốn chứng minh rằng tôi đã lớn lên. Nếu mẹ nói đúng với con, con sẽ mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ với mẹ.
4. Khi một đứa trẻ vô tình làm vỡ một cái gì đó
Mẹ Việt nên nói thế này: Không thành vấn đề, lần này rút kinh nghiệm, lần sau sẽ không thế nữa. Mọi người đều phạm sai lầm. Hãy thử xem con có thể sửa lỗi không nhé!
Và đừng nói thế này: Tại sao con lại vụng về như thế? Cái này rất đắt, lần sau mẹ sẽ không mua cho con nữa.
Đứa trẻ nghĩ: Mẹ, mỗi khi con làm bất cứ điều gì, con rất sợ con sẽ phạm lỗi. Con sợ rằng mẹ sẽ đánh con và mắng con. Nếu mẹ khiến con cảm thấy rằng mẹ có thể hiểu con, con sẽ cẩn thận và chú ý trong tương lai.
5. Khi trẻ không chia sẻ đồ chơi cho người khác
Mẹ Việt nên nói thế này: Con chơi trong 5 phút, cho bạn 5 phút được không? Nếu không sẵn sàng, hãy từ chối bạn lịch sự nhé bởi bạn có thể sẽ buồn đó.
Và đừng nói thế này: Con đưa cho bạn chơi với, con ích kỷ thế! Như vậy không ngoan đâu.
Đứa trẻ nghĩ: Mẹ ơi, con rất thích đồ chơi của con, con không muốn người khác chơi, con sợ người khác sẽ phá. Nếu mẹ hiểu con, con có thể thấy thoải mái hơn, và có khi con sẽ học được cách chia sẻ với bạn.
6. Khi trẻ sử dụng tiếng khóc để đạt được mục đích
Mẹ Việt nên nói thế này: Nếu con nín, mẹ con mình sẽ cùng nhau giải quyết mọi việc. Yên lặng trước, con muốn nói gì với mẹ?
Và không thể nói điều này: Nín nay! Cấm không được khóc. Khóc cái gì mà khóc.
Đứa trẻ nghĩ: Mẹ, khi con khóc, mẹ chiều chuộng và con đã đạt được điều con muốn. Sau này con lại khóc để đòi hỏi bởi nó là biểu hiện bản năng. Nếu mẹ hướng con đến một cách mới để thể hiện mong muốn, con sẽ không cần khóc nữa.