Nhận biết năng khiếu trẻ 5-8 tuổi

Ngày 06/06/2013 05:00 AM (GMT+7)

Bạn sẽ bất ngờ khi phát hiện ra dấu hiệu trẻ có năng khiếu đôi khi hơi lạ.

Mình là một người yêu trẻ và khá lạc quan nên luôn nhận thấy những điều thú vị tiềm ẩn ở tất cả các bé. Với mình khi con con nhỏ việc khám phá năng khiếu của con như là sự chăm sóc hàng ngày cho con vậy- đơn giản, nhẹ nhàng như một cuộc chơi cho cả con và mẹ.

1. Biểu hiện ban đầu của trẻ có khiếu

Suy nghĩ trừu tượng. Nghĩa là bé có khả năng nắm bắt những khái niệm ngôn ngữ học và toán học cao hơn và có khả năng bàn luận những vấn đề phức tạp như đạo đức học, luân lí và tôn giáo.

Có tài đặc biệt như khả năng thực hiện các phép tính toán học trong đầu, hoặc hiểu được các khái niệm như toán nhân trước khi được dạy ở trường.

Có khả năng tập trung cao độ vào một hoạt động nào đó với thời gian dài.

Có vốn từ phong phú và hiểu được nhiều từ không đặc trưng dành cho những trẻ cùng tuổi.

Là người lãnh đạo. Nghĩa là cháu thường tổ chức các hoạt động nhóm, bày trò chơi khi đi với các trẻ khác.

Tin tưởng vào những ý kiến và các việc đã làm của mình.

Thực hiện tốt các lĩnh vực học thuật.

Có tính sáng tạo; nghĩa là, thích kể chuyện, vẽ hoặc soạn nhạc.

Có óc khôi hài và nhanh trí.

Nhận biết năng khiếu trẻ 5-8 tuổi - 1
Bé có tài thường thích đọc sách và khả năng thực hiện phép tính nhẩm nhanh

Thích tiêu khiển với những trẻ lớn hơn và người lớn.

Thực hiện những công việc học thuật mà hai năm đầu của cấp học đòi hỏi.

Nhạy cảm với tình cảm của người khác.

Ghi nhớ các sự việc một cách dễ dàng và có thể nhớ lại và kể lại những sự việc đó vào những lúc thích hợp.

2. Hiểu được cá tính của con

Nhìn chung thì cá tính của các bé xoay quanh những đặc trưng cơ bản như sau:

- Bé hiếu động, sôi nổi, thích giao tiếp, có khả năng sáng tạo, làm chủ tình huống, có khả năng chơi 1 mình hoặc với đám bạn một cách khoa học, có thể làm chủ tình huống, thậm trí sắp xếp hướng dẫn các bạn trong cuộc chơi, có khả năng phát hiện những tiểu tiết và biến nó thành mối quan tâm, có khả năng thảo luận kể cả với người lớn… Bé thường rất có cá tính, khá nhạy cảm, dễ nói yêu ghét thẳng thắn, nhưng cũng dễ làm lành… Bé thông minh, hoạt bát nhưng ẩu hơn bè bạn. Trong học tập bé có vẻ hơi lười nhưng vẫn đạt điểm tốt.

- Bé trầm tính, sống nội tâm, ít nói nhưng cách nói khá già dặn. Những bé này tưởng như nhút nhát nhưng không phải thế, có thể bé đang tìm cách giao tiếp tốt nhất cho bản thân và người đối diện. Vì thế đây cũng là bé sống tình cảm sâu sắc. Bé cẩn thận chu đáo, chăm chỉ nên học hành luôn được bé coi trọng. Bé vẫn có khả năng lãnh đạo và sẽ là người lãnh đạo khá khắt khe.

Có lẽ bạn rất muốn biết liệu con bạn có năng khiếu thật sự hay không. Thế nhưng hầu hết trẻ em không cần kiểm tra năng khiếu trước khi bước vào bậc tiểu học.

- Nếu con bạn đến tuổi đi học, hãy nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm, nhờ chú ý đến bé kỹ hơn. Nếu con bạn có những biểu hiện chán đi học hay có những vấn đề trong đời sống tình cảm và xã hội thì nên hỏi ý kiến một chuyên gia sức khỏe và tinh thần.

3. Các loại trí thông minh và điều cần phải dạy con ngoài trường lớp

Theo như mình được biết con người có 8 loại trí thông minh: trí TM lô gic ( toán, lý, hóa…), trí TM ngô ngữ ( văn học, xã hội), Trí TM vận động ( chơi thể thao giỏi), Trí TM không gian( hội họa, tạo hình), trí TM âm nhạc, trí TM tương tác ( ưa thích hoạt dộng tập thể ), trí TM nội tâm ( ưa thích hoạt động riêng biệt ), trí TM tự nhiên ( ưa thích cây cảnh, các vật thể trong thiên nhiên, vũ trụ)

Tuy nhiên ở trường, các con chỉ vận dụng có 2 loại trí TM đầu tiên thôi, nhiệm vụ của cha mẹ là cho con phát triển 6 trí TM còn lại. Có lẽ vì thế, tối nào cũng ép con ngồi bàn học gạo cũng ko phải là phương án tốt đâu ạ.

Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹ và bé