Chắc có nhiều ông bố bà mẹ thắc mắc rằng, không biết bé 3 tháng tuổi biết làm gì hay chưa? Thực tế thì bé đã có thể ghi nhớ khuôn mặt mẹ và người thân để phân biệt với người lạ.
Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Khi bé đã đạt đến cột mốc 3 tháng tuổi, lúc này bé đã bắt đầu có những sự phát triển vượt bậc so với thời kỳ mới sinh ra.
1. Về cơ thể
Khi bé đã được 3 tháng tuổi, các con đã bắt đầu phát triển về mặt cơ thể như sau:
- Bé đã bắt đầu biết mút tay, mút tay giúp các bé trấn an tinh thần cũng như là dấu hiệu cho thấy bé có thể đang đói, rất cần được bú mẹ.
- Bé đã có thể cầm nắm một cách nhẹ nhàng. Có thể là cầm nắm một vật nhỏ trong lòng bàn tay, hoặc nắm lấy ngón tay của bố mẹ.
- Bé đã có thể nhận biết được những ai thường xuyên chăm sóc mình và tỏ ra gần gũi, vui vẻ, tươi cười hơn với người đó.
- Bé bắt đầu ngẩng lên nhiều hơn để quan sát mọi thứ xung quanh. Trong trường hợp bé đang nằm sấp, bé có thể tự mình ngẩng đầu lên bằng tay.
- Một số bé 3 tháng tuổi cứng cáp hơn có thể ngồi nếu như có sự trợ giúp từ bố mẹ.
2. Về sức khỏe
- Cơ thể của bé 3 tháng tuổi đã có sự gia tăng về cân nặng cũng như chiều cao.
- Bé đã có thể nghe ngóng xung quanh, dễ bị thu hút bởi những tiếng ồn lớn, thậm chí bé còn có thể bắt chước một số âm thanh thay cho lời nói.
- Bé bắt đầu đảo mắt để nhìn xung quanh liên tục, khi này thị giác của con đã có sự phát triển vượt bậc, nhận biết màu sắc tốt hơn.
- Một số bé 3 tháng tuổi bắt đầu mọc răng sớm, xuất hiện một vài chiếc răng sữa đầu tiên.
3. Về dinh dưỡng
Bé 3 tháng tuổi khi bú mẹ sẽ trở nên thành thục và giỏi hơn so với thời gian mới sinh ra. Lúc này việc bé cau có, khó chịu hay có bất cứ thái độ gì sẽ được thể hiện rõ rệt, giúp bố mẹ có thể nắm bắt và thay đổi sao cho phù hợp.
Bé 3 tháng tuổi sẽ có giấc ngủ dài hơn so với thời kỳ đầu khi mới sinh ra. Vậy nên các mẹ cần đảm bảo bé được bú no trước khi đi ngủ, để khiến bé ngủ sâu giấc, không thức dậy giữa đêm vì đói.
Bé 3 tháng tuổi biết làm gì?
Bé 3 tháng tuổi đã có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt so với thời kỳ 1-2 tháng tuổi. Khi này bé đã có thể làm được nhiều thứ mà các mẹ không ngờ được đến, cụ thể như sau:
1. Bắt đầu biết chờ đợi
Trẻ sẽ không quấy rầy bạn ngay khi bé thấy đói như 2 tháng đầu đời. Khi được 3 tháng tuổi, bé sẽ “kiên nhẫn” nằm hoặc chơi một lúc để đợi đến khi được ăn. Một số bé còn biết ê a nói chuyện với mẹ trong khi ăn hoặc bú chậm rãi từng chút một.
2. Biết nhận diện các khuôn mặt khác nhau
Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Michael Lewis thuộc Viện nghiên cứu về giáo dục New Jersey chỉ ra rằng: Trẻ 3 tháng tuổi biết ghi nhớ khuôn mặt người và có thể phân biệt được sự khác nhau giữa khuôn mặt người với những khuôn mặt khác lạ như mặt quỷ chỉ có một mắt.
Bên cạnh đó, trẻ có thể nhận ra đâu là gương mặt của người lạ. Bé đã 3 tháng tuổi và trí não có những phát triển nhất định. Đặc biệt với những gì thân thuộc như gương mặt của mẹ, trẻ có thể phân biệt được tương đối rõ ràng.
Trẻ 3 tháng tuổi có những thay đổi rõ rệt so với lúc mới chào đời. (Ảnh minh họa)
3. Biết ghi nhớ
Bé 3 tháng tuổi có thể làm gì khiến các mẹ bất ngờ? Đó chính là việc bé có thể nhớ được cha mẹ, những thành viên trong gia đình cũng như một số đồ dùng thân thuộc với mình như bình sữa, đồ chơi hoặc cái quạt trên trần nhà…
Bên cạnh đó, trẻ không còn hứng thú chỉ với một đồ vật như khi mới chào đời mà bé sẽ chịu khó quan sát thế giới tươi đẹp xung quanh hơn. Hơn thế, trẻ biết thể hiện thái độ, cảm xúc như vui mừng, khua chân tay khi thấy bình sữa hoặc ê a gọi khi gặp mẹ.
4. Trí não phát triển hơn
Đã có thí nghiệm của các nhà nghiên cứu cho thấy sự thay đổi não rõ rệt hơn khi trẻ bắt đầu được 3 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, các nếp nhăn trên vỏ não của trẻ đã phát triển tương đối và gần đạt được độ hoàn thiện như của người lớn, sự cân đối của cách thành phần hóa học và cấu trúc các tế bào não cũng dần thay đổi.
Các mẹ có thể thấy con mình nghịch ngợm hơn một chút khi được 3 tháng tuổi. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, những phản xạ bản năng biến mất ở bé 3 tháng tuổi, thay vào đó sẽ là những hành động với, nắm mở tay, đạp chân… Điều này cho thấy não bộ của trẻ đã có thể điều khiển các hệ cơ tốt hơn.
5. Khả năng vận động được tăng cường
Ngoài những việc trên, bé 3 tháng tuổi biết làm gì nữa? Trong thời gian này, xương của trẻ phát triển tương đối khỏe và dần trở nên cứng cáp hơn. Khi nằm sấp, bé sẽ dùng sự hỗ trợ của tay mà có thể đẩy người lên cao một chút còn đầu thì có thể ngẩng lên. Trong giai đoạn này, bé cũng sẽ nghịch ngợm hơn, đá chân, vung tay liên tục mỗi khi thích thú điều gì đó.
Nếu quan sát kĩ bạn sẽ thấy con mình đã bắt đầu biết kết hợp hoạt động của cả mắt và tay. Trong khi mắt bé đang mải mê ngắm nhìn những đồ chơi nhiều màu sắc thì cùng lúc đó tay của bé có thể nắm, mở hoặc cầm một đồ chơi nhỏ.
6. Bắt đầu biết giao tiếp
Các bé sẽ chịu khó giao tiếp hơn theo nhiều cách như qua ánh mắt, hành động và lời nói. Bé sẽ thể hiện sự thích thú hay quan điểm của mình bằng những âm thanh "ô, a" liên tục và bé còn bật cười thành tiếng với bất cứ điều gì bé thấy thú vị.
Hãy nói chuyện, vui đùa cùng bé nhiều hơn vì đây là giai đoạn phát triển quan trọng. Chỉ cần những câu nói đơn giản, bình thường giữa mẹ và con như "Đã đến giờ ăn rồi, cùng mẹ chơi nào" hay những câu hỏi như "Hôm nay con có gì vui thế con yêu của mẹ?"... sẽ giúp bé phát huy khả năng lắng nghe và quan sát khi nhìn biểu cảm đầy yêu thương trên gương mặt người mẹ của mình.
7. Bé 3 tháng tuổi biết lật chưa?
Dân gian ta có câu nói: “Ba tháng biết lẫy, Bảy tháng biết bò, Chín tháng lò dò biết đi”. Đây chính là câu nói khẳng định rằng bé 3 tháng tuổi đã có thể tự mình lẫy lật được rồi.
Cách dạy trẻ 3 tháng tuổi thông minh và phát triển toàn diện
Nếu như bạn muốn bé 3 tháng tuổi của mình có thể phát triển toàn diện và thông minh nhất, những lưu ý sau đây sẽ phần nào hỗ trợ cho bạn trong quá trình chăm sóc cho bé.
1. Gọi tên con
Để tăng thêm sự gần gũi, gắn kết giữa bố mẹ và con, hãy gọi tên bé một cách thường xuyên trong các hoạt động thường ngày như ăn uống, vui chơi, tắm rửa,... Đồng thời sử dụng các tông giọng khác nhau để khiến bé cảm thấy thích thú hơn.
2. Hỗ trợ tăng sức mạnh vùng cổ và lưng
Bé 3 tháng tuổi cơ thể đã có sự cứng cáp nhất định, mặc dù con vẫn chưa thể lật hoặc tự ngồi được, thế nhưng bố mẹ cần có sự hỗ trợ để cải thiện sức mạnh vùng lưng và cổ cho các con.
Hãy đặt bé vào trong lòng, để phần lưng của con dựa sát vào đùi bố mẹ để trợ lực. Bố mẹ cần gọi tên con và trò chuyện liên tục để tăng thêm sự chú ý cho các bé.
3. Tập chơi đồ chơi cho bé
Bố mẹ hãy tập cho bé chơi các loại đồ chơi, bằng cách đặt chúng vào tay của con. Hoặc bố mẹ có thể cho bé tự mình vươn tay ra để với lấy các món đồ chơi nhiều màu sắc, khiến bé thích thú.
4. Tập nằm sấp
Bố mẹ hãy để cho bé nằm sấp và đặt một vài đồ vật, đồ chơi hấp dẫn trước mặt của bé. Hãy nằm ngay trước mặt con và gọi tên con, khuyến khích cho con trườn tới để với lấy đồ chơi. Việc này sẽ giúp cơ thể của bé trở nên cứng cáp và khỏe mạnh hơn.
5. Theo dõi vận động của con
Hãy theo dõi các chuyển động của bé trong khi bé nằm sấp hoặc bé chơi đùa. Để từ đó bố mẹ có thể biết được xem con có cảm thấy thích thú với những món đồ đó không, hay là con thích làm điều gì khác. Nhờ vậy mà bố mẹ có thể thay đổi sao cho phù hợp với sự phát triển của con.
Lưu ý trong quá trình chăm sóc bé 3 tháng tuổi?
Sau khi bố mẹ đã tìm hiểu được xem bé 3 tháng tuổi biết làm gì, cũng như những sự phát triển của con trong giai đoạn đầu đời. Một vài lưu ý mà bố mẹ cần nắm rõ để giúp chăm sóc cho con tốt hơn:
- Luôn đảm bảo cho bé bú sữa mẹ đầy đủ, vì đây vẫn là nguồn thực phẩm quan trọng trong giai đoạn phát triển đầu đời của bé.
- Thường xuyên trò chuyện và gọi tên bé nhiều hơn để tăng khả năng phản xạ, giao tiếp, giúp trí não của bé phát triển.
- Nên cho bé ra ngoài nhiều hơn để có thể làm quen với môi trường xung quanh, cũng như khám phá thế giới rộng lớn mà sau này con sẽ phải sống và phát triển.
- Các mẹ cần giữ gìn sức khỏe, bồi bổ cơ thể với nhiều thực phẩm dinh dưỡng thì mới có thể có nguồn sữa mẹ dồi dào, chất lượng, đủ sức để chăm sóc cho các con.
- Luôn giữ bé được an toàn mọi lúc, mọi nơi. Không để bé nghịch những món đồ nguy hiểm, sắc nhọn hoặc có khả năng gây hại.