Theo chị Thu Phương, để trẻ sơ sinh ngủ ngon và ngoan, ngay từ lúc mới lọt lòng các mẹ đã phải thật nguyên tắc.
Giấc ngủ cực kì quan trọng với sức khỏe, sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ được ngủ đủ giấc đem đến một thể chất và tinh thần khỏe mạnh.
Theo lời khuyên của một số chuyên gia sức khỏe Nhi trên thế giới, trẻ ngủ sớm hay ngủ muộn không quan trọng, quan trọng giấc ngủ đủ được kéo dài đủ. Điều đó sẽ giúp các bé có tinh thần sảng khoái vui vẻ và không quấy khi tỉnh dậy.
Giấc ngủ đêm của trẻ sơ sinh nên kéo dài đủ 12 tiếng, với trẻ trên 3 tháng tuổi giấc ngủ ngày nên là 3-5 tiếng.
Tuy nhiên, không ít mẹ bỉm sữa thường bị “mắc kẹt” trong vấn đề rèn cho con ngủ ngon không quấy khóc mà luôn vất vả bế nựng hoặc ru con ngủ dài hơi mà không thành.
Với 17 năm sinh sống tại Hungary có cơ hội được tham khảo và học hỏi bác sĩ, chuyên gia giáo dục về tâm lý trẻ nhỏ lúc mới sinh và cách chăm con, chị Hoàng Thu Phương (SN 1989 ở Hà Nội) đã tìm ra được cho mình một phương pháp rèn con ngủ đem lại hiệu quả cao.
Bé Hippy - con trai chị Thu Phương, được mẹ rèn nếp ăn ngủ ngay từ khi lọt lòng.
Theo đó, phương pháp mà chị Thu Phương đưa ra:
Giai đoạn 0-6 tháng tuổi
- Cha mẹ không bao giờ bế con trên tay ru ngủ và đi quanh nhà, cũng không được cho bất cứ ai làm điều ấy. Chỉ ngồi ngồi chỗ cho ti ngủ hoặc nằm ti ngủ. Nếu ti bình thì cũng làm y hệt như vậy, khi ăn no bé sẽ tự đưa mình vào giấc ngủ. Trong khi bé ti không được vỗ vỗ dỗ dành, cứ để yên cho bé ti bình thường, vỗ hay dỗ tạo thành thói quen cho bé sau này chỉ khi được vỗ bé mới ngủ.
- Không được rung lắc đung đưa qua lại, vừa ảnh hưởng não mà trẻ quen như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều sau này trong việc chăm sóc. Nếu thói quen này kéo dài có thể khiến trẻ thường gắt ngủ nếu không được mẹ đáp ứng. Bên cạnh đó lúc bé 4-5 kg còn bế được nhưng khi tầm 10-12kg thì bế rung lắc sẽ rất mệt.
Ngoài ra cũng không được cho ai làm điều này vì sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ, gây phiền phức khi mẹ chăm sóc.
- Không được vừa đứng bế vừa cho bé bú vì ti mẹ có “chất” gây buồn ngủ do sữa ấm, đầu ti mềm mềm và bầu ngực êm êm, yên tâm con sẽ tự đưa mình vào giấc ngủ với những điều bầu ngực mẹ mang lại. Hoặc ti bình cũng vậy, các mẹ hãy lựa chọn bình nào thật mềm và giống với bầu ngực mẹ nhất.
Ngoài ra mẹ hãy nằm xuống mà cho con ti ngủ, mẹ vừa đỡ mệt mà con cũng không bị gò bó như khi bế ngủ. Trừ khi mẹ muốn đọc sách thì các bạn hãy ngồi im một chỗ dựa lưng vào tường thật êm và cho con tu ti ngủ, con say thì rút ti ra.
- Tuyệt đối không hát ru ngủ vì bé sẽ chỉ ngủ nếu được hát ru. Mẹ có thể bật nhạc giao hưởng hoặc nhạc không lời, để máy ở chế độ máy bay cho bé nghe khi ngủ vì sóng điện từ sẽ làm ảnh hưởng đến não của trẻ.
Bên cạnh đó khi bé đã quen tiếng hát ru của mẹ đến khi nhờ người khác sẽ không đem lại hiệu quả cho bé, bé sẽ không đồng ý.
Giai đoạn 6-12 tháng tuổi
- Cha mẹ không bao giờ bế bé đi chơi quanh xóm hay ra đường chơi sáng chiều 2 lần, đi chơi phải theo giờ giấc tuân thủ. Không bế con đi chơi vặt sang nhà người này người kia, tạo thói quen xấu làm bé hay đòi ra ngoài.
- Không bao giờ bế nhiều hay bế liên tục mỗi khi bé đòi, khi nào khóc to hay có nước mắt mới bế. Nếu bé đòi bế hãy nằm xuống, bé sẽ không đòi nữa, hoặc bơ đi nói chuyện với bé để bé quên đi cảm giác muốn bế. Và tuyệt đối cũng không cho bất cứ ai làm điều ấy để tránh cho bé không hư và đòi hỏi, không bao giờ được chiều bé quá đà sẽ sinh ra thói quen xấu. Khi ti mẹ thì người mẹ đừng "hành xác", chúng ta còn phải mất rất nhiều thời gian cho con bú, 1 ngày 8 lần, 1 năm chúng ta phải bế 87600 lần mỗi khi cho ti thì quá là phá sức.
- Không bao giờ được nựng yêu bé mỗi khi bé ngủ dậy. Khi bé ngủ dậy hãy im lặng nằm hoặc ngồi bên cạnh quan sát bé, mở mắt thấy bố mẹ bé sẽ yên tâm và không quấy khóc. Nếu khóc cứ kệ để bé tự nín, không ai dỗ dành bé sẽ tự tìm điều gì khác biệt để quên đi. Hoặc bố mẹ hãy đưa cho bé những đồ chơi màu sắc có tiếng nhạc để bé không khóc nữa thay vì cứ khi khóc là bế. Nếu dỗ bé sẽ quen mỗi khi tỉnh dậy luôn luôn khóc mè nheo đòi hỏi âu yếm.
- Khi bé khóc đòi hỏi hay nhõng nhẽo điều gì đó, hãy để bé khóc vài phút hoặc để khi nào khóc to nước mắt đầm đìa rồi mới dỗ, tuyệt đối không dỗ khi mới chớm, vì sẽ làm cho bé cảm thấy cứ mếu là được chiều theo ý mình, lại thêm một thói quen xấu.