Duy trì những thói quen dưới đây, bố mẹ đã vô tình làm hỏng hàm răng đều đặn, trắng sạch của con.
Chải răng thường xuyên, ăn uống khoa học và đi khám nha khoa định kì được xem là những cách tốt nhất để phòng chống sâu răng, nhưng cũng chính vì thế, việc vệ sinh răng miệng cho trẻ đang ngày càng bị coi nhẹ. Theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh, có đến 42% trẻ em từ 2 đến 11 tuổi bị sâu răng sữa, 21% trẻ từ 6 đến 11 tuổi bị sâu răng vĩnh viễn.
Dưới đây là những sai lầm cơ bản các mẹ nên tránh để giúp con có một hàm răng chắc khỏe:
Quan niệm sâu răng là chuyện bình thường, trẻ thay răng sữa sẽ hết
Cha mẹ thường cho rằng sâu răng dễ chữa, nhưng nó lại ảnh hưởng nhiều đến bé trong suốt quãng thời gian sau này. Răng sữa khỏe mạnh mới có chỗ cho răng vĩnh viễn. Vị trí răng sữa cũng là vị trí để răng vĩnh viễn mọc lên.
Thêm vào đó, sâu răng có thể lây lan và ảnh hưởng tới sự phát triển của răng vĩnh viễn. Sâu răng ở trẻ nhỏ nếu không được chữa trị có thể dẫn đến những vấn đề về phát âm, gây mất ngủ và lâu dài khiến trẻ tự ti, ảnh hưởng kết quả học tập.
Để bé tự đánh răng
Hầu hết trẻ dưới 8 tuổi không biết cách và chưa thể tự chải răng đúng cách, các mẹ nên quan sát trong khi con đánh răng và đảm bảo rằng các mặt trong ngoài răng đều đã được làm sạch.
Các mẹ nên quan sát trong khi con đánh răng và đảm bảo rằng các mặt trong ngoài răng đều đã được làm sạch. (Ảnh minh họa)
Để con ngậm núm vú đi ngủ
Đây là thói quen dễ dẫn đến sâu răng ở trẻ nhất mà nhiều bậc phụ huynh vẫn mắc phải. Theo số liệu khảo sát của viện nhi nha khoa Hoa Kỳ, 85% các bậc cha mẹ cho rằng đây là thói quen xấu nhưng có đến 20% trong số họ vẫn duy trì nó.
Ngậm bình/ ti giả làm tích trữ lượng lớn đường và vi khuẩn trong miệng bé cả ngày. Nếu con đòi bú đêm, ăn đêm, mẹ hãy nhớ dùng khăn ẩm và mềm để vệ sinh khoang miệng hoặc chải răng cho bé ngay sau đó.
Đi khám nha khoa lần đầu quá muộn
Các chuyên gia cho biết có nhiều bé 2-3 tuổi đã phải gây mê toàn thân để điều trị do sâu răng và nhiễm trùng, một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là vì cha mẹ không kịp thời cho bé đi khám nha khoa.
Các mẹ nên cho bé khám nha khoa ngay khi con mọc chiếc răng sữa đầu tiên – trước khi bé tròn 1 tuổi. Giữ thói quen khám răng định kì 6 tháng 1 lần cũng sẽ giúp con thoải mái và bớt lo sợ mỗi khi đi đến bác sĩ nha khoa hơn.
Ăn thức ăn "tưởng là giàu dinh dưỡng”
Hoa quả sấy khô và bánh ngũ cốc nguyên hạt có vẻ tốt cho sức khỏe nhưng kì thực, những loại thức ăn dính răng và nhiều đường như thế này sẽ bám vào kẽ răng và gây sâu răng. Thay vì từ bỏ chúng hoàn toàn, hãy ăn kèm trong bữa ăn, khi miệng tiết nhiều nước bọt hơn và luôn nhớ chải răng sạch cho bé sau khi ăn.
Không dùng Flo
Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ vừa thay đổi khuyến nghị của họ rằng kể cả trẻ em dưới 2 tuổi cũng nên dùng kem đánh răng có chứa flo. Mặc dù ý kiến này còn gây tranh cãi nhưng nhiều chuyên gia đồng ý rằng đó là cách tốt nhất để phòng ngừa sâu răng.
Tuy nhiên, cũng cần phải sử dụng với liều lượng thích hợp. Đối với trẻ từ 3 tuổi trở xuống, lượng kem bằng hạt gạo là đủ trong khi trẻ từ 3-6 tuổi lại cần một lượng bằng hạt đậu.
Lạm dụng nước ngọt có ga
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến sâu răng ở trẻ khi lớn hơn là việc thường xuyên dùng nước ngọt có ga trong các bữa ăn, khi chơi game và cả khi ở nhà. Nếu mẹ không thể bắt con ngừng uống, hãy bắt đầu bằng cách cho con uống ít hơn và hạn chế tối đa thói quen xấu dẫn đến sâu răng này.
Chiêu giảm đau mọc răng cho bé hiệu quả không ngờ Dấu hiệu nhận biết sớm con mọc răng |