Những sự thật về sữa chua có thể khiến mẹ 'té ngửa'.
Sữa chua là thực phẩm quen thuộc đối với trẻ em. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách , sữa và các chế phẩm từ sữa không những không có lợi mà còn gây hại cho sức khoẻ của trẻ. Mẹ cần lưu ý những thói quen sai lầm sau
Ngâm sữa chua trong nước nóng
Nhiều mẹ có quan niệm sữa ấm thì con ăn sẽ đỡ viêm họng, do đó, thường ngâm sữa chua lấy trong tủ lạnh vào nước ấm hay quay trong lò vi sóng một lúc trước khi cho con ăn. Nhưng khi làm nóng, nhiều lợi khuẩn trong sữa và sữa chua sẽ bị mất, cái bạn uống chỉ còn là "bã" mà thôi. Đương nhiên, những lợi ích như “kích thích tiêu hoá, giàu vitamin và dưỡng chất”... của sữa chua cũng tan biến.
Để tránh bé bị viêm họng, mẹ có thể bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh khoảng 10 – 15 phút trước khi cho trẻ ăn hoặc uống.
Cho con ăn sữa chua “chống đói”
Sữa chua tuyệt đối không phải là sản phẩm “cứu đói” khi trẻ đang kêu gào “mẹ ơi có gì ăn khống, con đói”. Khi sữa đi vào một cái dạ dày rỗng, dạ dày sẽ co bóp mạnh và ngay lập tức đẩy sữa ra ngoài. Cơ thể trẻ không kịp tiêu hóa và không giữ lại được dinh dưỡng gì từ sữa. Nếu đó là sữa chua thì hệ quả còn nguy hiểm hơn. Những vi khuẩn trong sữa chua sẽ quay sang tấn công dạ dày rỗng của trẻ, làm tăng lượng axit, về lâu dài gây ra guy cơ viêm loét dạ dày.
Tốt nhất là mẹ nên cho con ăn sữa chua từ 1-2 giờ sau bữa ăn. Lúc này, dịch vị trong dạ dày đã loãng, độ tập trung của axit trong dạ dày đã giảm, tạo môi trường thuận lợi hơn cho các vi khuẩn lactobacillus (vi khuẩn rất có lợi cho đường ruột) trong sữa chua phát triển tốt.
Ăn sữa chua bằng thìa inox
Cách làm này tuy không gây mất chất nhưng cũng vẫn là một cách ăn không thông minh vì nó ảnh hưởng đến vị chuẩn của sữa chua. Một nghiên cứu nhỏ của Trường đại học Oxford cho thấy tất cả những tình nguyện viên tham gia đều cảm thấy hương vị của sữa chua ngọt và thơm hơn khi được ăn bằng thìa nhựa, với kích thước không hơn thìa café thay vì ăn bằng thìa inox.
Thoải mái để bé ăn bao nhiêu hộp sữa chua cũng được
Tuy sữa chua là loại thức ăn bổ dưỡng song vẫn phải ăn một cách khoa học. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung 2 hộp sữa chua mỗi ngày sẽ tốt cho tiêu hóa, tăng cường miễn dịch giúp mang lại một cơ thể khỏe mạnh, một trí tuệ minh mẫn.
Còn đối với trẻ nhỏ, bạn chỉ nên cho bé ăn liều lượng phù hợp: dưới 1 tuổi chỉ cho ăn một ngày 1/4-1/2 hộp , 1-3 tuổi cho ăn 1/2 hộp và trên 3 tuổi thì có thể cho ăn từ 1 đến 2 sữa chua/ngày.
Cấm con ăn sữa chua buổi tối
Đây là sai lầm thường gặp nhất của các bà mẹ bắt đầu tập cho con ăn sữa chua vì nghĩ rằng tối rồi ăn sữa chua sẽ không có tác dụng gì, lại phí tiền.
Sự thật: Không cho trẻ ăn sữa chua buổi tối là mẹ đã bỏ qua “thời điểm vàng” giúp con tận dụng tối đa lượng canxi có trong sữa chua. Vì vậy, tốt nhất sau khi ăn tối khoảng 30 phút - 2 tiếng nên cho trẻ ăn thêm sữa chua.
Vô tư trộn sữa chua với đủ loại hoa quả
Xay hay cắt nhỏ hoa quả rồi trộn sữa chua cho con ăn bữa phụ là thói quen của nhiều bà mẹ với tâm lý ăn như vậy vữa bổ dưỡng vừa ngon miệng. Tuy nhiên sữa chua chứa nhiều vi khuẩn phản ứng với đường trong một số loại trái cây có thể tạo độc tố và gây dị ứng.
Lượng axit và men tiêu hóa có trong sữa chua là những thành phần giúp kích thích hệ tiêu hóa. Nhưng nếu kết hợp sữa chua với các loại trái cây có tính chua như cam, quýt, cóc, khế, xoài,… sẽ đẩy lượng axit này lên cao dễ gây hại cho dạ dày, lâu ngày ảnh hưởng và ăn mòn thành dạ dày gây ra các bệnh về dạ dày, đường ruột.
Những thực phẩm chế biến như xúc xích, thịt hun khói, thực phẩm đông lạnh chế biến từ thịt thậm chí còn gây táo bón, đau bụng cho trẻ nếu ăn kèm với sữa chua.