Trẻ 3 tuổi sẽ hết ở mức suy dinh dưỡng nếu mẹ thực hiện theo 7 bước này.
Trẻ béo phì, bụ bẫm quá mức không tốt. Tuy nhiên, những bé thấp còi nhẹ cân cũng không phải là mục tiêu nuôi con của các bà mẹ. Hãy làm một phép kiểm tra theo Bảng cân nặng và chiều cao chuẩn của WHO. Nếu trẻ 3 tuổi có cân nặng và chiều cao trung bình thấp hơn 20% so với gía trị tiêu chuẩn, mẹ cần cân nhắc vì con đã có dấu hiệu suy dinh dưỡng.
Chiều cao chuẩn của một bé trai 3 tuổi phải từ 87,7-102,5cm và cân nặng từ 10,9-17kg. Chiều cao chuẩn của một bé gái lag 90,2-98,1 cm, cân nặng 12,6-16,1kg.
Vậy làm thế nào để khắc phục suy dinh dưỡng ở trẻ em, mẹ nên thực hiện theo 7 bước sau:
Thường xuyên kiểm tra các chỉ số của con
Mẹ cần thường xuyên kiểm tra sức khoẻ của con: chiều cao, cân nặng, số lượng răng và các chỉ số vật lý khác, độ lệch trong biểu đồ tang trưởng của con…để can thiệp sớm hơn. Đôi khi suy dinh dưỡng xảy ra ở trẻ lại không năm ở chuyện ăn uống mà do một bệnh lý nào đó ảnh hưởng đến sự hấp thụ thức ăn. Nên điều trị bệnh ở trẻ càng sớm càng tốt và sau đó khôi phục lại cơ thể trẻ kết hợp cùng các phương pháp bổ sung dinh dưỡng.
Khoẻ mới ăn nhiều, không phải ăn nhiều mới khoẻ.
Một số bệnh như tiêu chảy hay viêm phổi có thể ảnh hưởng đến việc tiêu hoá và hấp thu của cơ thể trẻ. Thêm vào đó, tất cả các bênh nhiễm khuẩn đều gây ra chứng biếng ăn, dù là nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ, cấp tính hay mãn tính, một số bệnh lý toàn thân khác như còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin..).
Mẹ cần nhớ, trẻ khoẻ mới ăn nhiều chứ không phải ăn nhiều mới khoẻ. Người lớn ốm không muốn ăn và trẻ con cũng vậy.Hãy chịu khó giữ gìn vệ sinh cho trẻ, nhỏ mắt mũi thường xuyên, cho bé vận động để tăng cường sức đề kháng, tránh ốm đau bệnh tật. Có như vậy bé mới có thể ăn tốt và tránh được tình trạng suy dinh dưỡng.
Trẻ có sức khỏe tốt mới có thể ăn nhiều (ảnh minh họa)
Khay ăn của con không cần đầy nhưng phải cần đủ.
Mẹ cần đảm đảo đủ lượng calo, các loại vitamin, protein chất lượng cao và chất béo trong bữa ăn của trẻ. Không nên chỉ chăm chăm cho con ăn thật nhiều cơm, hay các lương thực tinh bột mà thiếu bổ sung protein cùng các axit amin thiết yếu. Để đảm bảo cơ thể trẻ nhận đủ các loại vitamin, khoáng chất và năng lượng cần thiết, mẹ có thể cho con sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên không được lạm dụng.
Ăn ba bữa một ngày, không nấu những món khó tiêu
Dạ dày của trẻ 3 tuổi vẫn còn tương đối nhỏ, do đó mẹ nên cho bé ăn chia làm 3 bữa một ngày và tránh nấu những món khó tiêu, nhất là đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng. Cần tránh cho bé ăn vặt quá nhiều bởi về lâu về dài nó sẽ là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý khi nấu nướng cần để ý tới màu sắc mùi vị. Thức ăn ngon có thể cải thiện sự nhiệt tình của bé. Những mẹo nhỏ khác như cho con ngừng cơm và đổi món bằng mì, cháo, phở, khoai tây…, để bé tham gia cùng nấu ăn với mẹ, nấu những món nhỏ có tỉa hình đáng yêu….Hãy để cho trẻ được cảm nhận rằng ăn uống là một niềm vui.
Mua thức ăn tuỳ theo sở thích của con
Trẻ 3 tuổi bị suy dinh dưỡng cũng có thể do cha mẹ tự chọn mua thực phẩm và cách nấu nướng khiến bé không có cảm giác ngon miệng. Chuẩn bị thức ăn cho trẻ cần phải chú ý đến tâm trí của đứa trẻ. Không được và không nên lấy sở thích của mình để áp dụng cho con.
Thêm vào đó, vì khoảng cách tuổi tác, một số vị giạc và cảm giác của mẹ sẽ không giống bvới bé. Đôi khi bé thấy cháo vẫn còn nóng nhưng mẹ ,ại không và ép buộc con ăn…Điều này khiến trẻ có một cảm giác chán nản.
Thường xuyên cho con tập thể dục, đảm báo giấc ngủ đủ để kích thích sự thèm ăn của bé.
Chất lượng giấc ngủ của con mỗi ngày cũng là một cách giúp bé phát triển thói quen ăn uống khoẻ mạnh, tránh ăn vặt. Ngủ đủ và vận động đủ sẽ kích thích dạ dày và vị giác của con hơn.
Biết con thiếu gì để bổ sung nấy
Khi trẻ đã được 3 tuổi, tốt nhất mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ dinh dưỡng để xác định con bị thiếu chất gì. Từ đó tìm hướng bổ sung cho đúng. Ví dụ nếu bé thiếu sắt, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giáu chất sắt như gan, thận, thịt, lòng đỏ trứng gà, cá, tôm và các loại đậu.
Thực phẩm giàu kẽm là hàu, tuỵ, ga, huyết, thịt, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, quả óc chó, đậu phộng, hạt dưa….
Thực phẩm giàu canxi: sữa, sữa chua, phô mai, cá, sò, ốc, tôm, tôm nhỏ, rong biển, cá rán, sò, đậu phộng, mè, đậu hũ,….