So với các bà mẹ phương Tây, phụ nữ Á Đông thường vất vả và cực nhọc hơn rất nhiều khi nuôi con. Và điều đó đến từ chính quan điểm cầu toàn và lo sợ thái quá.
Được làm mẹ là điều vô cùng thiêng liêng và trân quý với tất cả phụ nữ trên thế giới này, chẳng phân biệt quốc gia, dân tộc. Thế nhưng trên hành trình thực hiện sứ mệnh cao cả ấy, có vẻ như các bà mẹ Á Đông cực nhọc, mệt mỏi và căng thẳng hơn bội phần.
Những bức ảnh dưới đây sẽ cho thấy sự khác biệt rất lớn trong cách nuôi dạy con của phụ nữ châu Âu và châu Á:
Có thể thấy rất rõ, các bà mẹ châu Á thường chăm sóc con một cách quá cẩn thận, từ mọi khía cạnh nhỏ nhất như quần áo, đồ ăn, chỗ ngồi, việc học tập, giáo dục… Trong khi đó, các bà mẹ châu Âu thường để con phát huy các giác quan, sẵn sàng để con tự vật lộn. Bởi thế, họ thường ít mệt mỏi hơn.
Các bà mẹ châu Âu có thể đặt con xuống đất, để làm việc của mình. Con có thể có đôi chút sơ sẩy nhưng không sao cả. Còn với các mẹ Á Đông, con cái luôn phải trong vòng tay, ôm đồm và không bao giờ buông ra.
Từ hình ảnh này có thể thấy, dù đang làm việc bếp núc rất khó khăn nhưng bà mẹ châu Á vẫn không dám để con một mình. Họ sợ con sẽ nghịch vào cái gì đó, sẽ sứt đầu mẻ trán, sẽ bị thương… Vì vậy họ chọn cách đầy vất vả là một tay bế con, một tay làm việc.
Trong khi đó, các bà mẹ nước ngoài có có hướng cho con chơi trong tầm kiểm soát của mình. Họ có 2 tay rảnh rang để làm việc. Bằng cách này, hiệu quả công việc sẽ cao hơn, đõ mất sức hơn và nhanh chóng hoàn thành việc cần làm.
Trong bức ảnh, công chúa Hoàng gia Nhật Bản khi đi học cũng phải tự mình cầm túi, đeo cặp sách. Nhưng với các ông bố, bà mẹ châu Á, thậm chí ở cả Việt Nam thì trách nhiệm đó luôn thuộc họ. Túi xách, đồ dùng của con luôn nằm trên tay mẹ, đứa trẻ chỉ ung dung đi người không.
Trong việc ăn uống, mẹ châu Á luôn lo lắng rằng con ăn chưa đủ no, chưa đủ chất. Họ không muốn con mình mang một cơ thể gầy gò như “đói ăn”. Bởi vậy họ tìm mọi cách để nhồi nhét cho con thật nhiều đồ ăn.
Trong khi đó, các bà mẹ châu Âu cho rằng ăn cũng là một quá trình để trẻ học hỏi và trưởng thành. Vì vậy họ rất vui khi khám phá chính con mình và cho con quyền khám phá đồ ăn. Ngay cả khi con họ không được bụ bẫm, họ cũng không ngần ngại.
Sau khi tan học, trẻ em phương Tây thường tự lên xe bus và trở về nhà cùng các bạn. Theo quan điểm của họ, việc đó sẽ thể hiện và rèn cho bé cách tự chăm sóc bản thân.
Tuy nhiên ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, cảnh tượng này hiếm khi được thấy. Ngay cả các bạn học sinh tuổi teen cũng vẫn phải bố mẹ đón đưa mỗi ngày.
Trẻ em phương Tây tự mặc quần áo, tự làm mọi việc, còn trẻ em châu Á đều do mẹ chuẩn bị cho hết. Trẻ em nước ngoài tự mặc quần áo từ năm 2 tuổi và ngay cả khi cha mẹ có mặt ở đó, các bé cũng không yêu cầu sự giúp đỡ. Trong khi đó, các bà mẹ châu Á thậm chí còn không cho con cái quyền này.
Người Á Đông đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, mong muốn con cái phải trở thành người chiến thắng. Trong giai đoạn tuổi thơ, thậm chí nhiều bé còn bị “ép” phải giỏi sớm, phải xuất chúng hơn bạn bè đồng trang lứa. Điều đó không chỉ khiến trẻ mất đi tuổi thơ, mệt mỏi mà chính cha mẹ cũng áp lực.
Còn với trẻ em phương Tây, việc được ra ngoài, ngồi chơi, thư giãn, tận hưởng bầu trời xanh, đám mây trắng, sự cường điệu của mọi thứ ngoài thế giới tự nhiên tươi đẹp lại là mục tiêu quan trọng nhất được bố mẹ tạo ra.
Khi trẻ bước vào giai đoạn phải học tập, lĩnh hội kiến thức, cha mẹ phương Tây sẽ chọn cách đưa con ra ngoài, tận hưởng cuộc sống, khám phá, trải nghiệm mọi thứ. Nó sẽ là những điều làm nên một đứa trẻ xuất sắc trong việc học tập. Còn người châu Á đa phần sẽ dạy con học bằng cách ép con vào bàn ngồi, làm đủ các bài tập trong sự căng thẳng và mệt mỏi.