Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người thường sẽ tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đây cũng là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng.
Hầu hết các trường hợp nổi mẩn đỏ khắp người ở trẻ sơ sinh là vô hại và có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mẩn đỏ cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh nghiêm trọng. Vì vậy mẹ cần theo dõi để xác định đúng nguyên nhân trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ khắp người để có cách điều trị phù hợp.
1. Nguyên nhân gây ra mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa
Mụn sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân của mụn sữa là do hormone bé nhận được từ mẹ. Mụn sữa không nguy hiểm và không gây đau ngứa, khó chịu cho bé. Bệnh sẽ tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng mà không cần điều trị.
Phát ban
Trẻ sơ sinh có thể bị nổi các nốt mẩn đỏ giống như muỗi đốt, đầu có nước hoặc mủ. Các nốt mẩn đỏ này không khiến bé đau đớn và có thể tự khỏi sau vài tuần. Để tránh tổn thương làn da mong manh của bé mẹ không nặn các nốt này.
Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến gây mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh. Ảnh minh họa.
Nhiễm trùng
Các loại bệnh do virut cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người. Các nốt mẩn đỏ thường không sưng và không ngứa. Một số loại bệnh thường gặp bao gồm thủy đậu, rubella, sởi... Nếu bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra hiện tượng phát ban khắp người. Đặc biệt vi khuẩn Neisseria meningitides là một loại vi khuẩn rất nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Dị ứng
Dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến thứ hai gây mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh. Khi da bị tiếp xúc với chất gây dị ứng nếu không được điều trị kịp thời sẽ biến thành các vết loét và có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ.
Rôm sảy
Khi bị rôm sảy trên da bé sẽ xuất hiện những nốt hoặc mảng màu đỏ. Nguyên nhân của rôm sảy là do lỗ chân lông bị tắc khiến mồ hôi không thoát ra được. Rôm sảy thường xảy ra vào mùa hè.
2. Cách cách xử lý
Khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân để có thể có biện pháp chữa trị phù hợp. Sau đây là những điều mẹ nên làm để giúp bé mau chóng khỏi bệnh:
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Khi bé bị nổi mẩn đỏ mẹ cần phải vệ sinh da cho bé mỗi ngày. Tùy vào loại bệnh bé mắc phải mà có cách vệ sinh phù hợp. Đối với các trường hợp không kiêng nước mẹ có thể lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm xây xát, tổn thương da bé.
Mẹ nên giữ vệ sinh da bé sạch sẽ. Ảnh minh họa.
- Tránh các tác nhân gây dị ứng
Mẹ cần hạn chế cho bé tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng da.
- Lựa chọn quần áo phù hợp
Các vết mẩn đỏ sẽ khiến cho bé khó chịu, không thoải mái vì vậy mẹ cần cho bé mặc quần áo thoáng mát, mềm mại, không gây trầy xước da.
- Không cho bé gãi
Mẹ nên chú ý để bé không chạm vào các vết ngứa khiến cho da bị tổn thương, gây nhiễm trùng.
3. Lưu ý khi xử lý mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh
- Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ khắp người có thể là dấu hiệu của các loại bệnh lây truyền như sởi, chân tay miệng, thủy đậu... Vì vậy mẹ cần xác định chính xác bệnh tình của bé. Nếu bé bị các loại bệnh trên mẹ cần cách ly con để phòng tránh lây nhiễm.
- Ngoài ra, mẹ nên cho bé đến bác sĩ khám để có cách điều trị tốt nhất, tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Khi bé bị bệnh, điều quan trọng là cần giữ chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn bình thường để tăng cường sức đề kháng.
- Cha mẹ và những người chăm sóc cần rửa sạch tay bằng xà phòng để đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Để phòng tránh các loại bệnh truyền nhiễm, bé cần được tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây là những nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người. Các mẹ cần lưu ý thật rõ để tìm các phương hướng điều trị tại nhà hoặc thăm khám từ bác sĩ để giúp bé nhanh hết bệnh.
>> XEM TIẾP: Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ. Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ lamme@eva.vn để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia. |