Tưởng đùa có thật: Ông bố tức sùi bọt mép, nhập viện cấp cứu khi đang dạy con học

Minh Khuê - Ngày 02/10/2020 14:31 PM (GMT+7)

Sự việc gây xôn xao mạng xã hội.

Đối với mọi ông bố, bà mẹ, tương lai của con luôn là điều khiến họ trăn trở nhất. Bậc phụ huynh nào cũng mong muốn những điều tốt nhất đến cho con mình. Muốn con sau này thành công, hạnh phúc, việc học tập là cực kỳ quan trọng. Ngoài việc chọn cho con trường tốt, mua sắm đầy đủ các thiết bị học tập, việc kèm cặp con học bài cũng là điều khiến nhiều gia đình đau đầu.

Không phải đứa trẻ nào trong độ tuổi còn nhỏ như vậy cũng hăng say học bài. Trẻ đôi khi xao nhãng hoặc thậm chí là không có hứng thú. Chưa kể, nhiều bé cũng không có được sự thông minh cần thiết như mong đợi của bố mẹ. Chính vì vậy, xoay quanh câu chuyện dạy con học, rất nhiều người đã phải “than trời”, thậm chí là khóc dở, mếu dở, cố kiểm soát cơn nóng giận của mình mỗi khi kèm con học bài. Thế nhưng, tình huống như của ông bố dưới đây có vẻ như còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Theo trang China Business Daily đưa tin, một người đàn ông 45 tuổi, họ Liu, đến từ Thâm Quyến, Quảng Đông chỉ vì quá tức giận nên đang dạy kèm cậu con trai lớp 3 ở trường tiểu học làm bài tập về nhà mà sùi bọt mép, tiểu không tự chủ và nhồi máu cơ tim ngất tại chỗ.

Tưởng đùa có thật: Ông bố tức sùi bọt mép, nhập viện cấp cứu khi đang dạy con học - 1

Chỉ vì quá tức giận khi đang dạy kèm cậu con trai lớp 3 ở trường tiểu học làm bài tập về nhà ông bố suýt mất mạng vì nhồi máu cơ tim (Ảnh minh họa)

Cụ thể, Liu Nan kể từ khi năm học mới bắt đầu vào tháng 9 vừa rồi, dù bận rộn với công việc nhưng anh luôn là người giúp con làm bài tập về nhà mỗi ngày. Cách đây 1 tuần, anh dạy học cho cậu con trai của mình như thường lệ. Kết quả là anh hỏi một câu quen thuộc, đã từng hỏi trước đó không biết bao nhiêu lần nhưng con trai anh vẫn lúng túng, không đưa được ra câu trả lời.

Trước “thực tế phũ phàng” đó, người bố này đã nổi cơn thịnh nộ, “gầm thét” khi dạy bài cho con. Ngay sau đó, anh cảm thấy ngực hơi đau và khó thở nên đã gọi vợ đến thay mình. Anh ra bên cạnh ngồi thở và vẫn nghe ngóng chuyện vợ dạy con. Vốn đinh ngồi nghỉ ngơi nhưng nghe thấy con trai vẫn ậm ừ không làm được bài, anh định đính lên “tham gia chiến trường” một lần nữa thì  đột nhiên có một cơn đau nhói ở ngực, một giây sau anh ngất lịm đi.

Mặc dù đã nghỉ ngơi ở nhà một đêm nhưng Liu Nan vẫn cảm thấy không khỏe, anh đến Bệnh viện Nhân dân số 3 Thâm Quyến vào lúc 4 giờ chiều ngày hôm sau để điều trị. Không lâu sau khi đến phòng cấp cứu, anh bắt đầu ngất và co giật, miệng sủi bọt, tiểu tiện không tự chủ.

Tưởng đùa có thật: Ông bố tức sùi bọt mép, nhập viện cấp cứu khi đang dạy con học - 2

Sự nóng giận của bố mẹ không phải là cách dạy con khoa học (Ảnh minh họa)

Các nhân viên y tế ngay lập tức bước tới để sơ cứu cho anh và anh đã tỉnh lại sau khoảng 5 phút. Một bác sĩ chuyên khoa tim mạch đã tức tốc đến tận nơi để hội chẩn, sau khi thăm khám, anh được chẩn đoán mắc hội chứng mạch vành cấp. May mắn thay, sau khi được cấp cứu khẩn cấp, anh đã qua khỏi cơn nguy kịch và hiện đang tỉnh táo, được nhập viện theo dõi.

Giám đốc Khoa Tim mạch Cao Hồng cho biết, nếu đến bệnh viện muộn hơn một chút thì hậu quả sẽ không thể cứu chữa được. Bác sĩ nhắc nhở rằng hưng phấn là yếu tố tiềm ẩn gây nhồi máu cơ tim. Việc người bố này bị tức giận khi dạy con học sẽ là nguyên nhân gây ra những điều không tốt cho sức khỏe của anh. Bác sĩ cũng căn dặn tuyệt đối không được để việc này tái diễn thêm lần nữa.

Tưởng đùa có thật: Ông bố tức sùi bọt mép, nhập viện cấp cứu khi đang dạy con học - 3

Trên thực tế, câu chuyện bố mẹ “nổi điên” lên khi dạy con học bài là điều mà hầu như người nào cũng phải trải qua. Bố mẹ cần phải hiểu rằng, chính bản thân mình nên kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân vì sự nóng giận không thể nào tạo ra kết quả học tập tốt cho con. Thậm chí trong trạng thái đó, bố mẹ có thể làm ra những điều tai hại như đánh con, mắng con, gây tổn thương lòng tự trọng của con, tạo áp lực sợ hãi khi học tập cho con. Điều bố mẹ nên làm là tạo ra một không khí học tập lành mạnh cho các em, trong đó, bố mẹ cần là người đồng hành giúp cho các con có thêm niềm vui trong học hành; khơi dậy đam mê học tập, ham hiểu biết cho các em. Nếu có niềm đam mê, các em sẽ có động lực để tự học.

Vậy, để kiên nhẫn và kiềm chế tránh quát mắng, tức giận khi dạy con học, bố mẹ cần làm như sau

Nhờ sự giúp đỡ của vợ hoặc chồng

Nếu vợ hoặc chồng của bạn cũng đang ở cạnh khi bạn nổi nóng, hãy nhờ vợ/chồng giúp đỡ để “đối phó” với con. Lúc này, họ không nổi giận như bạn, vì vậy họ có thể tìm ra những cách xử lý bình tĩnh và nhẹ nhàng hơn. So với việc la mắng con trẻ, nếu bố mẹ dịu dàng nói chuyện và khuyên bảo sẽ giúp con nghe lời và bớt ngang bướng.

Đặt ra kỳ vọng sát với thực tế hơn

Một nguyên nhân thường khiến bố mẹ liên tục la mắng con trẻ chính là vì chúng học hành không đạt được kỳ vọng mà họ mong muốn. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên ở gia đình bạn, rất có thể bạn đang kỳ vọng quá nhiều vào con cái rồi đấy. Bố mẹ phải nhớ rằng, khả năng và sở thích của mỗi đứa trẻ là khác nhau. Đối với bạn, việc đó có thể rất dễ, nhưng nó có thể là một việc rất khó so với bé. Việc bạn đặt nhiều kỳ vọng sẽ tạo nên áp lực rất lớn cho trẻ.

Để có thể tìm ra phương pháp dạy dỗ bé hiệu quả nhất, bố mẹ trước tiên cần phải xác định rõ năng lực của bé để từ đó đặt ra những mục tiêu và kỳ vọng phù hợp. Đừng bắt trẻ phải đạt tiêu chuẩn của bạn và la mắng con khi chúng không làm được. Việc này có thể khiến trẻ tự ti về khả năng của mình.

Thêm vào đó, bạn cần nhớ rằng, thể chất và tinh thần của trẻ phát triển rất khác bạn. Trẻ có thể sẽ không thích việc phải dành hàng giờ làm những việc bạn thích, cũng giống như bạn, không thích việc ngồi hàng giờ nhìn trẻ làm những việc bạn không thích. Vì vậy, đừng ép trẻ làm những thứ mà bản thân con không thích để rồi sau đó lớn tiếng với chúng.

Nhìn nhận từ góc nhìn khác

Một cách giúp bạn giảm bớt việc la mắng con trẻ chính là đặt mình vào vị trí của chúng để suy nghĩ và cảm nhận. Trẻ thường có thiên hướng muốn chơi hơn là học, vì vậy hãy ngừng ngay việc mắng con, thay vào đó hãy dạy trẻ bằng những cách khác. Đôi khi việc thay đổi góc nhìn sẽ giúp giải quyết vấn đề khó khăn của bạn.

Minh Khuê (Theo ettoday)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Con vào lớp 1