Vì vóc dáng chỏ xíu chỉ 90cm, nhiều người gọi Phương là "bà mẹ tí hon".
Phương - “cô bé tí hon” quyết tâm làm mẹ mặc nhiều lời can ngăn
Phương Phương (tên nhân vật được thay đổi) là một cô gái sinh ra ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Từ nhỏ, cô sống trong một gia đình tràn ngập tình yêu thương. Nhưng biến cố đã xảy ra trong một hôm đến trường của Phương Phương. Cô bị sốt cao và được đưa đến bệnh viện ngay sau đó. Thế nhưng, bác sĩ nói, cô bị một căn bệnh làm biến dạng xương nhưng vì không được đưa đi khám kịp thời, Phương Phương đã bị bại liệt và chiều cao của cô mãi mãi dừng ở mức 90cm.
Nhận thức được căn bệnh của mình, cô đã luôn lạc quan và dần thích ứng với cơ thể này. Sau khi tốt nghiệp, cô chủ động tham gia một tổ chức dành cho người khuyết tật và gặp người bạn đời của mình tại đây.
Anh là Mã Nhược Lâm, cao 175cm, bị bỏng đến 40% cơ thể trong một hôm gặp tai nạn ở lò nung. Trải qua hơn 30 ca phẫu thuật và hơn 1 năm sống trong bệnh viện, chàng trai vốn năng động này trở nên nghi vấn với cuộc đời mình. Hai con người với hai số phận bạc bẽo đã gặp nhau và động viên nhau tích cực sống, cho đến một ngày nhận ra được tình cảm của đối phương và quyết định kết hôn. Không lâu sau, Phương Phương phát hiện mình có thai. Nhiều người trong gia đình cô khuyên ngăn, họ lo lắng về tính di truyền trong căn bệnh mà Phương đang mang và hơn cả, là tình trạng thể chất của cô. Thậm chí, bác sĩ đã khuyên cô đừng nên sinh con.
Khao khát làm mẹ trỗi dậy trong “cô bé tí hon” này, cô quyết định đánh liều sinh con. Từ nhỏ, cô luôn bị coi là người tàn tật, mất quyền bình đẳng với người bình thường. Sự xuất hiện của đứa trẻ này có thể thu hẹp khoảng cách giữa cô và những người may mắn hơn mình. Do đó, cô tâm sự hãy để cô ấy cảm thấy mình thực sự không khác gì những người phụ nữ khác và được hưởng quyền được làm mẹ.
Sau đó, Phương Phương sinh ra một cậu con trai khỏe mạnh và không có dấu hiệu dị tật bẩm sinh rõ ràng nào cả, cả gia đình cô rất vui mừng vì điều này. Thế nhưng, niềm vui chưa trọn vẹn bao lâu, trong một lần đưa đứa trẻ đi khám toàn diện, cô phát hiện con mình mắc phải bệnh “búp bê sứ” - còn được biết đến là bệnh giòn xương, là bệnh bẩm sinh, không có cách chữa trị do yếu tố di truyền. Nhìn thấy con đã hơn 10 lần bị gãy xương, Phương vô cùng đau đớn.
Đứa bé chỉ được bế bởi bà ngoại, theo bà, việc chăm sóc đứa cháu nhỏ phải luôn luôn cẩn thận và trở nên vất vả hơn nhiều. Họ chỉ biết mong rằng khi lớn lên, cơ thể con sẽ bớt đau hơn và dần hoàn thiện. Ấy thế mà, khi có người hỏi: “Chị có hối hận khi chứng kiến con phải chịu đựng nỗi đau này không?”, cô ấy trả lời chắc nịch rằng cô chưa bao giờ hối hận khi quyết định mang lại sự sống này cho con.
Su Xiaolin - “bà mẹ băng ghế” khuyết tật luôn mạnh mẽ trong ý chí
Chị Su Xiaolin năm nay đã 35 tuổi, sống ở làng Yaguang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Dù đã là một phụ nữ trưởng thành, thế nhưng chị chỉ cao vỏn vẹn 110cm, nặng 25kg với hai chân dài ngắn khác nhau và chỉ có thể di chuyển cùng một chiếc ghế gỗ.
Năm chị chào đời, gia đình nhận thấy điều bất thường ở bàn chân của chị. Đến khi kiểm tra, họ không khỏi thất vọng vì các bác sĩ nói, chị gặp phải một loại dị tật hiếm gặp khiến vị trí các cơ quan trong cơ thể như tim, gan, lá lách trái ngược với bình thường. Đồng thời chân của chị cũng mất đi ý thức mãi mãi. Những điều bất hạnh đó khiến tuổi thơ của chị chưa bao giờ được chạy nhảy với bạn bè cùng trang lứa, mà chỉ biết gắn bó với chiếc ghế gỗ được bố chế ra để hỗ trợ việc đi lại.
Thế nhưng, Su là một cô gái thông minh, kiên cường. Dù khuyết tật, chị không gục ngã, sống phụ thuộc nhiều vào người khác, mà tự tay mở một cửa hàng bán quần áo lót vào năm 2007. Đến 2009, chị bắt đầu công việc bán hàng online. Đồng thời, chị cũng đăng kí làm người dẫn chương trình cho một đài phát thanh của người khuyết tật và thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện, truyền cảm hứng cho những người không may mắn như chị.
Tại đây, chị gặp anh Yang Hajiun - người bạn đời hết mực yêu thương cô gái khuyết tật này. Có thêm sức mạnh là sự hỗ trợ từ chồng, chị đã sử dụng các hành động của mình khuyến khích người khuyết tật khởi nghiệp, gây quỹ cho những người bị bệnh nặng, giúp đỡ trẻ em bị khiếm khuyết trở lại cuộc sống. Cho đến nay, Su Xiaolin đã khởi xướng việc gây quỹ hơn 80.000 nhân dân tệ cho hơn 20 người khuyết tật.
Anh Yang cao 1m7, chị Su cao 1m1 nhưng vẫn quyết định chung sống với nhau. Hai người kết hôn và vẫn thoải mái trong “chuyện ấy”. Một năm sau, chị phát hiện mình có thai. Nhận thấy sự nguy hiểm có thể xảy ra với đứa con khuyết tật bất kì lúc nào, bố mẹ chị Su đau đớn khuyên con nên phá thai. Nghe lời bố mẹ, chị nghe lời nhưng luôn day dứt trong lòng. Thế là năm 2012, một lần nữa, chị mang thai, nhưng lần này, dù gia đình có can ngăn đến mấy, chị vẫn kiên quyết giữ cho bằng được đứa con của mình. "Tôi muốn trở thành một người mẹ thực sự, dù dùng cả đời để làm điều đó một lần", Su Xiaolin nói.
Để em bé phát triển, chị Su đến bệnh viện siêu âm liên tục. Cái thai càng lớn, đồng nghĩa với việc khả năng đe dọa tính mạng ngày càng cao. Ấy vậy mà, mong muốn làm mẹ đã khiến chị bỏ qua những mối quan tâm về sự sống và cái chết. May mắn, ca mổ thành công tốt đẹp, đứa bé của Su Xiaolin là một cậu bé dễ thương, 3 lạng 6 lạng, đang khóc rất to. Nằm trên giường hậu phẫu, chị Su nhìn con mà chảy nước mắt. Sau 12 ngày theo dõi trong lồng ấp, em bé đã trở về với mẹ, Su Xiaolin vô cùng xúc động, có lẽ, chưa bao giờ chị tin được mình có thể sinh một đứa con.
Chị chia sẻ những khó khăn khi một người khuyết tật nuôi con: “Con 3 tháng tuổi, bị bệnh, vậy mà tôi không được bồng bế như những bà mẹ khác, không được cùng con đến bệnh viện, chỉ biết nhốt con trong nhà mà buồn.” Gạt đi nỗi buồn và bằng sự kiên cường, chị đã nuôi cậu con trai khỏe mạnh, thông minh, hoạt bát. Năm nay, cháu bé đã 7 tuổi, cao hơn cả xe lăn của mẹ và có thể đẩy mẹ đi muôn nơi. Gia đình họ giờ đây tận hưởng những khoảng thời gian vui vẻ bên nhau vô cùng đầm ấm và hạnh phúc.