Có sở thích nấu ăn nên chị Thu Thảo (26 tuổi) thích nấu những món ăn Việt cho chồng và chuẩn bị những món ăn dặm đẹp mắt cho con trai.
Sau nhiều ngày tìm hiểu về các phương pháp ăn dặm cho trẻ, anh Phạm Đình Nghĩa và vợ là chị Lương Thu Thảo đã quyết định những ngày đầu sẽ cho con trai Gia Hưng ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Khi bé đã làm quen dần với các món ăn mới lạ, anh chị kết hợp tiếp ăn dặm tự chỉ huy và ăn dặm truyền thống cho con. Bởi theo cặp bố mẹ trẻ, mỗi phương pháp phù hợp với mỗi giai đoạn khác nhau của trẻ, bên cạnh đó, ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm BLW đều có những ưu nhược điểm riêng. Quan trọng là cha mẹ nên áp dụng sao để phù hợp với con của mình.
Vợ chồng anh Nghĩa, chị Thảo hiện đang là chủ cửa hàng mini Market tại Cộng hòa Séc.
Gia Hưng vừa mới bước qua 1 tuổi.
NGUYÊN TẮC ĂN DẶM
"Gia Hưng ăn dặm khi con được 5 tháng 15 ngày tuổi. Hiện tại, con được 1 tuổi, cao 75cm và nặng gần 12kg. Con đã hoàn thành các kĩ năng bốc nhón, ăn thô thành thạo và đang trong quá trình tập dùng thìa.
Ngoài ra, mình có bổ trợ cho con tập các kĩ năng về tay như bóc quýt, xúc sữa chua ăn vì mình thấy con khá khéo léo. Ngay từ lúc 4 tháng con đã có thể tự cầm bình sữa to. Vì thế, về khả năng bốc của bé mình không mất quá nhiều thời gian để dạy.
Con cũng ăn cơm nát từ lúc hơn 10 tháng và hiện tại vẫn vậy" - anh Đình Nghĩa chia sẻ.
Trong quá trình cho con ăn dặm, vợ chồng anh Đình Nghĩa đều thống nhất những quy tắc riêng để con vừa có thể ăn nhưng tính cách tốt cũng phải được hình thành từ đó. Quy tắc này được ông bố trẻ dựa trên những nghiên cứu của phương pháp ăn dặm 3 trong 1, lựa chọn những yếu tố tốt và phù hợp nhất. Anh Nghĩa vạch ra:
- Không sử dụng Ipad khi đang cho con ăn và cũng không dùng để nịnh nọt con. Không bế rong bế ru mà ngồi vào trong ghế ăn dặm.
- Tạo các thói quen tốt cho con khi ăn như nhai chứ không phải nuốt chửng.
- Tạo không khí vui vẻ khi ăn như ăn cùng gia đình cho đầm ấm chứ không phải bố mẹ ăn và nói chuyện riêng còn con thì ngồi nhìn.
- Tập cho bé làm quen với đa dạng thực phẩm, không được quyền thích hay ghét đồ ăn nào mà đều phải ăn được hết (loại trừ những thực phẩm dị ứng hay không phù hợp với bé).
DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ
Theo kinh nghiệm của vợ chồng anh Nghĩa, khi bắt đầu cho con ăn dặm, cha mẹ nên chuẩn bị:
- Ghế ăn dặm: Vì khoảng 5-6 tháng con chưa ngồi vững nên mẹ nên chọn loại có 3 mức độ, có thể hạ xuống thấp hay nâng lên 5 mức. Khi ngồi vào ghế, bé sẽ biết là sắp được ăn và phải chuẩn bị tinh thần. Ghế cũng nên chọn loại có khay rộng, loại nhựa, vải bạt bọc quanh để dễ lau chùi. (Khuyến cáo không nên cho ăn nằm giường rồi chèn gối đằng sau hoặc một người bế một người đút).
- Yếm ăn dặm: nên mua loại silicon có máng bên dưới hoặc khăn xô lót cũng không sao.
- Thìa: nên mua loại vừa với lượng con ăn.
- Bát: Tùy sở thích nhưng nên có loại bát nhựa đế hút chân không.
- 1 chiếc chày hoặc thìa, 1 chiếc lọc cua (nếu theo phương pháp ADKN)
- 1 máy xay nhỏ có thể xay được cả khi thức ăn ít (ăn kiểu truyền thống)
- Máy hấp (ăn BLW)
- 1 chiếc nồi bé xíu chống dính, 1 chiếc chảo bé.
THỰC PHẨM
Về thực phẩm ăn dặm: "Tiêu chí của mình đầu tiên là thực phẩm phải sạch. Mình hay mua thực phẩm ở siêu thị vì gần nhà và nhà mình bán thực phẩm cho Tây nên việc chọn được những thực phẩm tươi không quá khó. Nhưng vì rau củ của Tây khá ít nên thỉnh thoảng mình cũng mua 1,2 loại rau của người Việt tự trồng bên này cho bé ăn.
Mình luôn luôn thay đổi đồ ăn cho bé, sáng 1 món chiều 1 món để bé không ngán. Và đặc biệt là bày trí món ăn nhìn bắt mắt để thu hút sự chú ý của bé" - Anh Nghĩa chia sẻ.
Một số thực phẩm không nên trữ đông như rau xanh, cà rốt, sữa bò, đậu hũ, cà chua, trái cây.
THỰC ĐƠN ĂN DẶM GIÀU DINH DƯỠNG
Dưới đây là một số thực đơn ăn dặm của bé Gia Hưng được chị Thu Thảo nấu và kì công sắp xếp cho đẹp mắt, giúp thu hút sự chú ý của con. Mời các mẹ cùng tham khảo: