Đi ngoài ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến việc mất nước, gây nguy hiểm cho bé.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Việt Hà - Trưởng khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết trên báo Sức khỏe và đời sống, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy (đi ngoài) có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột. Bên cạnh đó cũng có thể là hậu quả của chế độ ăn không đúng cách như thay đổi thức ăn cho trẻ đột ngột, cho trẻ ăn các thức ăn khó tiêu hóa, ăn quá nhiều… hay do tác dụng phụ của các thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm phổi.
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài thường kèm theo một số biểu hiện như bú kém, khóc nhiều do đau bụng... Tính chất phân cũng khác như: phân lỏng, nhiều nước hơn, thậm chí phân có thể màu xanh, phân có nhày, có máu. Trẻ có thể sốt, nôn…
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đi ngoài
Dị ứng sữa
Một số bé bị dị ứng với protein trong sữa gây đi ngoài. Ảnh minh họa.
Có tới 3% trẻ sơ sinh bị dị ứng với các protein trong các sản phẩm sữa công thức. Đối với trẻ bú sữa mẹ, bé có thể bị dị ứng với protein trong các sản phẩm sữa mà mẹ dùng. Dấu hiệu bé bị dị ứng sữa bao gồm nôn mửa, phát ban và đi ngoài.
Nhiễm virut
Các loại virut như rotavirus, adenovirus, calicivirus, astrovirus, và cúm có thể gây đi ngoài, cũng như nôn mửa, đau bụng, sốt ở trẻ.
Nhiễm khuẩn
Các loại vi khuẩn như Salmonella, Shigella, Staphylococcus, Campylobacter hay E. coli cũng có thể khiến bé đi ngoài. Nếu bé bị nhiễm khuẩn sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy nặng, kèm theo chuột rút, sốt và có máu trong phân.
Nhiễm trùng tai
Trong một số trường hợp, nhiễm trùng tai có thể là nguyên nhân gây đi ngoài. Mẹ sẽ thấy bé hay dụi tai, nôn mửa và chán ăn.
Nhiễm ký sinh trùng
Ký sinh trùng cũng là một nguyên nhân gây tiêu chảy, đi ngoài ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng bao gồm tiêu chảy, phân lỏng, xì hơi.
Thuốc kháng sinh
Nếu bé đang sử dụng thuốc kháng sinh thì đó cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài. Bởi vì thuốc kháng sinh giết chết cả vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi trong ruột. Hãy nói với bác sĩ về vấn đề này.
2. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài
Bù nước
Một trong những điều quan trọng mẹ cần biết khi con bị đi ngoài là phải bù nước đầy đủ cho bé. Nếu bé không bị nôn, hãy cho bé bú sữa mẹ và sữa công thức. Sau mỗi lần bé đi ngoài, mẹ nên cho bé bổ sung thêm 50-100ml oresol.
Mẹ vẫn cho bé bú sữa đầy đủ khi bị đi ngoài. Ảnh minh họa.
Nếu bé nôn và không ăn thì mẹ cần có thể cho bé uống dung dịch bù nước theo tỉ lệ 150g đến 200g cho mỗi kg cân nặng. Nên cho bé uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần ít một.
Trong trường hợp bé không chịu uống nước, mẹ cần đưa con đến bệnh viện để truyền nước.
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Đi ngoài do nhiễm virut hoặc vi khuẩn rất dễ lây lan. Mẹ cần rửa tay bằng nước ấm và xà phòng mỗi lần thay tã cho con để ngăn ngừa sự lây truyền. Giữ cho khu vực thay tã luôn được khử trùng sạch sẽ. Khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ không nên cho con đi đến chỗ đông người cho đến khi bé hoàn toàn bình phục.
3. Cấm kỵ khi trẻ bị đi ngoài
- Mẹ không nên cho bé uống bất cứ loại thuốc đi ngoài nào nếu không có chỉ định của bác sĩ. Các thuốc tiêu chảy thường là dành cho trẻ trên 12 tuổi.
- Không bù đủ nước cho bé. Cơ thể trẻ sơ sinh còn non yếu vì vậy tình trạng mất nước có thể khiến bé bị nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy mẹ luôn luôn phải theo dõi xem bé bú sữa đầy đủ không.
>> Xem tiếp: NHỮNG THỰC PHẨM DINH DƯỠNG VÀ MÓN CHÁO NGON NÊN CHO TRẺ ĂN KHI BỊ TIÊU CHẢY
Theo BS Nguyễn Thuận Hải trên báo Sức khỏe và đời sống, nguyên tắc điều trị cho trẻ bị tiêu chảy (đi ngoài): uống nhiều hơn bình thường, điều này rất quan trọng, cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước bằng gói bột điện giải Oresol (1 gói Oresol pha 1 lít nước sôi nấu chín để nguội hay pha 1 lít nước khoáng) sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú. Vai trò uống nhiều nước để phòng tránh trẻ mất nước ở trong cơ thể trẻ. Đồng thời cho bé uống bổ sung kẽm dưới dạng nước, uống l0 - 14 ngày. Kẽm góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới. Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau: Trẻ bỏ bú, sốt cao hơn > 380C, trẻ rất khát nước, trong phân có máu cần thiết cho trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa. Ngoài ra có thể cho trẻ uống Smecta (diosmectite) với liều dùng 1/3 - 1/2 gói x 2 lần/ngày, giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian tiêu chảy. Một khi trẻ đơn thuần tiêu chảy không có kèm theo sốt, nhiễm trùng hay phân có máu hoặc phân hôi thối nặng mùi. Vì đây là do nguyên nhân nhiễm trùng cần phải dùng thuốc kháng sinh đường ruột kết hợp men tiêu hóa. Không nên dùng Smecta. |