Từ Người đẹp Tây Đô tới những tượng đài phụ nữ "không thể lật đổ" trong tim triệu khán giả

Ngày 07/03/2019 12:30 PM (GMT+7)

Đây là những người phụ nữ mà mỗi người chúng ta đều không dưới một lần trong đời nghe kể về họ.

Có những người phụ nữ “trẻ mãi không già” trong lòng người Việt. Hình ảnh của họ đã đi vào câu chuyện của người lớn, câu văn của người trẻ và cả những câu thơ của bao thi sĩ.

Nhân dịp Quốc tế Phụ nữ 8/3, hãy cùng ngược thời gian để một lần nữa gặp gỡ những người phụ nữ đã trở thành tượng đài bất tử trong lịch sử màn ảnh Việt.

1. Người đẹp Tây Đô (1997)

Trích đoạn Chi Bảo và Việt Trinh trong Người đẹp Tây Đô (Nguồn video: Youtube)

Dựa trên cuộc đời của nữ chiến sĩ tình báo Lâm Thị Phấn, Người đẹp Tây Đô là bộ phim về Bạch Cúc (Việt Trinh) - một nữ chiến sĩ quân tình báo hoạt động năng nổ nhưng cũng đã phải trải qua không ít truân chuyên.

Từ Người đẹp Tây Đô tới những tượng đài phụ nữ amp;#34;không thể lật đổamp;#34; trong tim triệu khán giả - 1

Là chị cả trong một gia đình gia giáo nhưng cuộc đời cô gái Bạch Cúc xinh đẹp giỏi giang nổi tiếng lại đầy sóng gió: bị ép gả về đến nhà giàu có, bị chồng coi như một món hàng mà hành hạ, bị mẹ chồng đánh đập, coi như người ở. Sau này, cô đã đi theo kháng chiến, đứng về phía những người bị áp bức và trở thành một nữ chiến sĩ quân tình báo sắc sảo.

Trong suốt 8 năm liền (1946- 1954), Bạch Cúc trở thành người tình trong mộng, là đối tượng săn đuổi của các sĩ quan, giới quyền quý Pháp - Việt. Không chỉ những nhân vật trong phim mê đắm sắc đẹp của Người đẹp Tây đô, mà ngay cả khán giả truyền hình cũng bị thuyết phục bởi sự duyên dáng, sắc sảo mà thông minh của nhân vật Bạch Cúc.

Từ Người đẹp Tây Đô tới những tượng đài phụ nữ amp;#34;không thể lật đổamp;#34; trong tim triệu khán giả - 2

Chẳng thế mà bộ phim này vẫn thường xuyên được chiếu đi chiếu lại trên các kênh truyền hình khắp cả nước. Hình ảnh một Bạch Cúc dũng cảm mà kiên cường, thông minh mà nhẫn nại ấy cho đến nay vẫn là một hình ảnh nức tiếng, một biểu tượng của người con gái Cần Thơ.

2. Ngã Ba Đồng Lộc (1997)

Dựa trên một sự kiện có thật ở Hà Tĩnh năm 1968, Ngã Ba Đồng Lộc là câu chuyện khắc ghi tuổi thanh xuân của 10 nữ thanh niên xung phong đã hi sinh khi làm nhiệm vụ tại nơi này.

Hình ảnh của những cô gái đã ra đi vì Tổ quốc khi tuổi đời mới chỉ mười tám, đôi mươi được ví như 10 "đóa hoa bất tử" đã được tái hiện chân thực trong bộ phim của đạo diễn đạo diễn Lưu Trọng Ninh.

Từ Người đẹp Tây Đô tới những tượng đài phụ nữ amp;#34;không thể lật đổamp;#34; trong tim triệu khán giả - 3

Trên mảnh đất được coi là "tọa độ chết"- mỗi một mét vuông là mỗi mét bom đạn chất chồng, tiểu đội 4 của các nữ thanh niên xung phong có nhiệm vụ phá bom mìn, sửa đường thông xe qua. Họ không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng công việc của họ lại gần với cái chết hơn bất cứ ai.

Giữa lằn ranh sống chết như sợi chỉ mong manh, hình ảnh các cô gái thanh niên xung phong qua sự diễn xuất của Thúy Hường, Hương Dung, Ngọc Dung, Yến Vy vẫn ánh lên tinh thần lạc quan chờ đón hòa bình. Và nụ cười rạng rỡ trên gương mặt các cô gái Ngã Ba Đồng Lộc đã trở thành điểm sáng ghi dấu trong lòng người xem.

Từ Người đẹp Tây Đô tới những tượng đài phụ nữ amp;#34;không thể lật đổamp;#34; trong tim triệu khán giả - 4

Những cảnh cuối phim về khoảnh khắc định mệnh cướp đi sinh mạng của các cô như hằn sâu nỗi đau trong lòng khán giả. Nhưng sau tất cả, nụ cười, tiếng hát giữa làn bom bão đạn ấy vẫn là điều không thể nào phai mờ trong tâm trí biết bao người.

3. Chị Dậu (1980)

Chị Dậu là một hình tượng điện ảnh sinh động về người phụ nữ Việt trong bối cảnh làng quê Việt Nam thời thực dân nửa phong kiến.

Từ Người đẹp Tây Đô tới những tượng đài phụ nữ amp;#34;không thể lật đổamp;#34; trong tim triệu khán giả - 5

Chị Dậu tên thật là Lê Thị Đào, được gả cho anh Dậu khi gia đình cũng coi là dư dả. Tuy nhiên, khi mẹ và em chồng mất cùng lúc, lại thêm anh Dậu bệnh nặng khiến cả nhà lâm vào cảnh khốn cùng. Trong khi tiền bạc thiếu thốn mà làng quê nửa phong kiến lúc ấy lại sưu cao thuế nặng, chị Dậu phải gánh gồng cả gia đình.

Bước ra từ tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, Chị Dậu của đạo diễn Phạm Văn Khoa cũng chịu bao cơ cực. Chị phải bán con, bán cả đàn chó, rồi ngay cả bản thân cũng phải đi làm vú em, nhưng vẫn bị vây hãm tứ bề trong một xã hội đen tôi ngột ngạt. Cuộc sống xã hội khi ấy bức bối đến độ buộc một người phụ nữ hiền lành chân chất như chị Dậu, cũng phải vùng lên.

Từ Người đẹp Tây Đô tới những tượng đài phụ nữ amp;#34;không thể lật đổamp;#34; trong tim triệu khán giả - 6

Trong phim, nhân vật Chị Dậu được nữ diễn viên Lê Vân hoàn thành xuất sắc vai diễn, chị đã ghi đậm trong tâm trí người xem hình ảnh một người phụ nữ vừa tần tảo, chịu thương chịu khó, tất cả cũng chỉ vì hai chữ "gia đình". Đó cũng chính là hình tượng chân thực nhất của người phụ nữ nông thôn Việt Nam một thời.

4.  Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1973)

Bộ phim kể về cuộc đối đầu giữa nhân dân làng cát của một xã ven biển Gio Linh, do chị Dịu (Trà Giang) lãnh đạo, chống lại quân đội Việt Nam Cộng Hòa, do tên chỉ huy Trần Sùng (Lâm Tới) cầm đầu, ở bờ Nam của sông Bến Hải, ngay giới tuyến tạm thời chia cắt hai miền đất nước.

Từ Người đẹp Tây Đô tới những tượng đài phụ nữ amp;#34;không thể lật đổamp;#34; trong tim triệu khán giả - 7

Nhân vật chị Dịu cũng được xây dựng từ một nhân vật có thật. Chị là người phụ nữ có chồng tập kết ra Bắc, đang mang thai đứa con đầu lòng nhưng vẫn đi theo cách mạng, vận động bà con tham gia kháng chiến.

Đối lập với chị Dịu là Trần Sùng, tên sĩ quan Cộng Hòa lớn lên từ làng nhưng lại trở về để bắt bớ, đàn áp những người theo cộng sản. Từ hai người bạn thời thơ ấu, họ trở thành hai kẻ đối đầu ở hai chiến tuyến. Không thuyết phục lẫn đe dọa được chị Dịu, Trần Sùng ra lệnh nhốt chị vào tù và tra tấn dã man, trong lúc chị đang mang thai đứa con đầu lòng...

Từ Người đẹp Tây Đô tới những tượng đài phụ nữ amp;#34;không thể lật đổamp;#34; trong tim triệu khán giả - 8

Hình tượng chị Dịu đã được diễn viên Trà Giang thể hiện vừa kiên trung, lại vừa sắt son, mạnh mẽ. Đặc biệt, lối diễn xuất đầy xúc cảm qua đôi mắt biết nói khiến người xem khó có thể nào quên. 

Từ hình ảnh Chị Dậu kham khổ vì chồng vì con, đến nữ tình báo xinh đẹp Bạch Cúc, từ hình tượng nữ chiến sĩ Dịu quả cảm đến mười cô gái nơi Ngã Ba Đồng Lộc,... họ đều là hình ảnh tượng trưng đã đi vào kinh điển về người phụ nữ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đã qua. Dù thời gian có trôi qua bao lâu, đây luôn là những tượng đài không thể thay thế trong điện ảnh Việt nói riêng và văn hóa xã hội nói chung.

Phim hành động cuối cùng của Ngô Thanh Vân có xứng là bước ngoặt nữ quyền của điện ảnh Việt?
Chọn Hai Phượng để khẳng định nữ quyền của điện ảnh Việt, Ngô Thanh đã phá vỡ quan niệm định kiến về phụ nữ trước đó.
Tú Tú (tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ngày Quốc tế Phụ nữ