Ông Củng trong phim Vợ chồng anh Lực đã vĩnh viễn ra đi.
Theo tin từ gia quyến, NSND Trịnh Thịnh đã trút hơi thở cuối cùng vào hồi 9h30 sáng ngày 12/4 tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, hưởng thọ 87 tuổi. Tang lễ nghệ sỹ Trịnh Thịnh sẽ được cử hành hồi 14 giờ 45 phút thứ Ba, ngày 15/4 tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Nghệ sỹ Nhân dân Trịnh Thịnh.
NSND Trịnh Thịnh sinh năm 1926, là diễn viên điện ảnh kỳ cựu của Việt Nam. Ông nổi tiếng với vai ông Củng trong phim Vợ chồng anh Lực mà giờ đây đã thành biệt hiệu mỗi khi nhắc đến ông. Trịnh Thịnh sinh vào lúc giao thời giữa chế độ phong kiến và thực dân, lớn lên tại Hà Nội. Lúc còn nhỏ, ông theo học "trường Tây" do Pháp mở. Từ nhỏ ông đã có niềm đam mê đặc biệt với điện ảnh. Tuy nhiên, các hoạt động điện ảnh của Việt Nam khi đó còn rất hạn chế, bó hẹp trong vài buổi chiếu phim công cộng ở các rạp Hàng Da, ...
Sau năm 1954, ông bén duyên điện ảnh. Nam diễn viên nổi tiếng với nhiều bộ phim dấu ấn như Kể từ sau năm 1975, không chỉ là một nghệ sỹ quen thuộc trên màn ảnh lớn và nhỏ trong nước, Trịnh Thịnh là gương mặt được nhiều đạo diễn Việt kiều và các nhà làm phim nước ngoài để mắt. Ông từng vào vai nhà thơ trong phim Xích lô (Cyclo) của Trần Anh Hùng và vào một vai phụ trong phim Đông Dương (Indochine) của Régis Wargnier.
Phim cuối cùng ông vào vai chính là Tết này ai đến xông nhà do Trần Lực đạo diễn, ra rạp năm 2002. Kể từ đó, sức khỏe của ông yếu dần và vắng bóng khỏi màn bạc.
Vợ NSND Trịnh Thịnh là bà Nguyễn Thị Ngọc Khanh, hai người có 5 người con đều đã lập gia đình và sống quây quần gần nhau.
Trịnh Thịnh sinh năm 1926 là thời điểm giao thời giữa chế độ phong kiến và thực dân. Ông lớn lên tại Hà Nội. Từ nhỏ, Trịnh Thịnh đã có niềm đam mê lớn với điện ảnh. NSND Trịnh Thịnh là một trong những cái tên kỳ cựu của điện ảnh Việt Nam. Năm 1956, khi bắt tay vào làm bộ phim đầu tiên của lịch sử điện ảnh Việt Nam, Chung một dòng sông - đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã mời Trịnh Thịnh tham gia. Kể từ bộ phim đầu tiên của điện ảnh Việt Nam, NSND Trịnh Thịnh đã có cuộc hành trình dài với điện ảnh Việt Nam. Ông có hàng trăm vai diễn đáng nhớ, có thể kể tên: Thằng Bờm, Vợ chồng anh Lực, Lá ngọc cành vàng, Lời nguyền của dòng sông, Thị trấn yên tĩnh, Vợ chồng A Phủ… Với vai diễn phó chủ tịch huyện trong phim Thị trấn yên tĩnh và vai ông nội Bờm trong phim Thằng Bờm, NSND Trịnh Thịnh được trao Bông Sen Vàng cho Nam diễn viên xuất sắc nhất tại LHP quốc gia lần thứ 8 (1988). |