Đối với phụ nữ, việc sảy thai là một nỗi đau rất lớn, ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần của người mẹ. Muốn ngăn ngừa điều tồi tệ này, chị em cần phải có cho mình những kiến thức căn bản để phòng tránh.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong những năm gần đây, tình trạng nạo phá thai ở nhiều quốc gia tăng lên đáng kể. Tỷ lệ thai chết lưu là 1% trên tổng số thai phụ, một số nơi, tỷ lệ thai lưu còn lên tới 12%.
Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi còn chưa ổn định, để sảy ra việc thai chết lưu, sảy thai là điều thực sự đáng tiếc. Muốn tránh được tình huống đau lòng này, phụ nữ cần phải hiểu về các nguyên nhân gây sảy thai.
Nhiễm vi rút
Nhiễm vi rút là một trong những yếu tố tương đối phổ biến dẫn đến hiện tượng thai bị chết lưu. Ví dụ,m trong quá trình chuẩn bị mang thai, các bác sĩ sẽ khuyến cáo chị em làm xét nghiệm vi rút. Mục đích là để loại trừ khả năng thai nhi sau khi hình thành sẽ bị nhiễm vi rút. Tình trạng sảy thai do nhiễm siêu vi ở thai phụ ngày càng phổ biến.
Ô nhiễm môi trường
Trong thời kỳ đầu mang thai của thai phụ, thể trạng của thai nhi chưa ổn định, đặc biệt là giai đoạn phát triển hệ thần kinh. Lúc này, nếu thai phụ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khả năng sảy thai sẽ tăng mạnh. Ví dụ như trong môi trường có ô nhiễm tiếng ồn, bức xạ… và những kích thích xấu từ môi trường này có thể gây sảy thai.
Làm việc trong môi trường ô nhiễm cũng làm tăng nguy cơ sảy thai ở phụ nữ (Ảnh minh họa)
Yếu tố di truyền
Nếu thai phụ bị bất thường nhiễm sắc thể, khả năng sảy thai sẽ rất cao. Ngoài ra, những bất thường về nhiễm sắc thể ngay cả khi không gây sảy thai thì thai nhi sinh ra cũng có thể sẽ bị khiếm khuyết về thể chất.
Rối loạn nội tiết
Một số phụ nữ khi mang thai có thể trạng kém, bị rối loạn nội tiết. Trong tam cá nguyệt thứ nhất, nội tiết tố rối loạn sẽ ảnh hưởng đến việc bài tiết nội tiết tố của cơ thể, khả năng bảo vệ của thai nhi còn yếu sẽ vấp phải sự cản trở, gây ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi, dễ dẫn đến sảy thai.
Bệnh mãn tính
Khi thai phụ mắc một số bệnh mãn tính thì phải dùng thuốc để điều trị. Thuốc có thể cản trở sự phát triển bình thường của thai nhi, gây dị tật thai nhi hoặc làm sảy thai. Các bệnh mãn tính phổ biến có thể kể đến như cao huyết áp, bệnh gan do vi rút…
Các thai phụ muốn con mình được an toàn, khỏe mạnh, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Kiểm tra trước khi mang thai
Khi chuẩn bị mang thai, các chị em nên khám sức khỏe tổng quát trước, điều trị kịp thời nếu có nhiễm vi rút, đợi khỏi bệnh rồi mới mang thai. Khám sức khỏe trước khi mang thai giúp chị em có thêm hướng dẫn và tư vấn của các bác sĩ chuyên môn, hạn chế tối đa khả năng thai chết lưu.
Phụ nữ mắc một số bệnh mãn tính sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn (Ảnh minh họa)
Cải thiện thói quen sống
Khi cơ thể phụ nữ ở trạng thái khỏe mạnh thì cuộc sống tự khắc sẽ suôn sẻ hơn. Nhưng nếu thể trạng của người phụ nữ kém, dĩ nhiên các yếu tố liên quan sẽ “gập ghềnh”, khó khăn hơn. Vì vậy, trước khi mang thai, chị em nên biết cách cải thiện những thói quen sinh hoạt không tốt, giữ gìn thể trạng để sẵn sàng cho hành trình làm mẹ, để đảm bảo cho cả thai kỳ cả mẹ và con đều khỏe mạnh.
Điều chỉnh cảm xúc của chính mình
Nếu người phụ nữ liên tiếp bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc không tốt, nội tiết của chị em sẽ bị rối loạn ở một mức độ nhất định. Việc giữ cho cảm xúc ổn định sẽ giúp ích nhiều hơn cho quá trình mang thai của phụ nữ. Trạng thái cảm xúc tốt góp phần vào thành công của thai kỳ. Thai phụ biết cách điều chỉnh cảm xúc khi mang thai sẽ có được môi trường thoải mái cho thai nhi phát triển.
Tất nhiên, nếu sảy thai, mẹ bầu cũng không nên quá đau buồn, tuyệt vọng mà hãy nghĩ tới điều tích cực hơn, tìm cách khắc phục để điều đó không bao giờ xảy ra thêm 1 lần nào nữa. Hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân, cố gắng quên đi buồn đau, điều chỉnh lại trạng thái tâm lý, chuẩn bị cho lần mang thai sau một cách tốt nhất.
Vậy, phụ nữ cần phải làm gì sau khi sảy thai?
Đừng vội vàng mang thai
Sau khi sảy thai, phụ nữ phải cho cơ thể một thời gian để phục hồi nhất định, không nên vội vàng và mang thai ngay sau đó. Nên duy trì một khoảng thời gian thích hợp giữa 2 lần sinh nở. Việc lo lắng, vội vã mang thai có thể khiến thai nhi khi hình thành sẽ kém phát triển. Thời gian hợp lý để mang thai sau khi sảy thai là sau khoảng trên 6 tháng.
Sau nỗi đau mất con, người phụ nữ nên cố gắng cân bằng lại cảm xúc, đừng quá đau buồn, hãy nghĩ tới những điều tích cực để có thể tiếp tục niềm hạnh phúc làm mẹ sau này (Ảnh minh họa)
Tập trung vào việc điều hòa cơ thể
Sảy thai sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho cơ thể của chị em phụ nữ, vì vậy, muốn có thai lại, cần phải chú ý đến việc điều hòa cơ thể của mình, để có thể chất tốt cho lần mang thai sau. Chú ý bổ sung dinh dưỡng và cho cơ thể nghỉ ngơi để phục hồi sinh lực đã tiêu hao trước đó.
Đừng quá đau buồn
Việc sảy thai tuy là một cú sốc tâm lý nhất định đối với phụ nữ nhưng việc buồn bã quá mức sẽ khiến cơ thể người phụ nữ yếu đi, tác động xấu đến quá trình mang thai trở lại. Vì vậy, mẹ bầu phải chăm sóc cảm xúc của mình, thoát khỏi đau buồn càng sớm càng tốt sau khi bị sảy thai.
Trong thời kỳ mang thai, nhất là giai đoạn đầu, thai phụ phải có những hiểu biết nhất định về thể chất của bản thân, môi trường mang thai trong lành mới có thể đảm bảo cho thai nhi phát triển bình thường. Chỉ bằng cách kiên trì, làm theo khoa học thai nhi mới có thể lớn lên khỏe mạnh.