Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh?

Linh San - Ngày 23/06/2022 16:00 PM (GMT+7)

Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh? Chỉ cần ăn một số loại thực phẩm đơn giản và dễ tìm, mẹ bầu sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề ăn gì để chuyển dạ nhanh.

Những cơn đau đẻ kéo dài trong truyền thuyết trở thành nỗi ám ảnh không nhỏ đối với mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ mới mang thai lần đầu. Tuy nhiên, thực tế, các mẹ hoàn toàn có thể rút ngắn khoảng thời gian chuyển dạ và đẩy nhanh quá trình mở tử cung thông qua các loại thực phẩm.

Thực phẩm giúp bà bầu tử cung mở nhanh. (Ảnh minh họa)

Thực phẩm giúp bà bầu tử cung mở nhanh. (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh?

Dứa

Dứa còn được gọi là trái thơm, là loại quả có chứa nhiều enzyme bromelain. Xét về mặt khoa học, đây là một trong những loại enzyme có khả năng kích thích và làm mềm vùng tử cung. Chính bởi lý do này khiến dứa trở thành loại thực phẩm bà bầu nên ăn để giúp rút ngắn thời gian chuyển dạ, đồng thời đẩy nhanh quá trình mở cổ tử cung để đón em bé chào đời.

Mặc dù vậy, giai đoạn đầu mẹ bầu không nên ăn dứa vì dứa có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Mẹ bầu chỉ nên ăn dứa vào khoảng từ những tháng cuối thai kỳ hoặc từ tuần thứ 39 trở đi thôi nhé.

Vừng đen

Vừng đen (mè đen) có chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho cả thai nhi và mẹ bầu như axit folic, vitamin E, protein... Những vi chất này còn có tác dụng kích thích cổ tử cung mở nhanh chóng, giúp mẹ bầu giảm bớt cơn đau đớn và sinh nở nhẹ nhàng hơn.

Với mè đen, mẹ bầu có thể sử dụng bắt đầu từ tuần thai 34,35 trở đi bằng cách nấu chè hoặc nấu cháo. Liều lượng sử dụng phù hợp là khoảng 3 lần tuần, mỗi lần ăn khoảng 1 bát chè hoặc cháo mè đen.

Vừng đen là thực phẩm hoàn hảo nếu chị em không biết bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh. (Ảnh minh họa)

Vừng đen là thực phẩm hoàn hảo nếu chị em không biết bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh. (Ảnh minh họa)

Cam thảo

Cam thảo là một trong những sự lựa chọn rất tốt cho những mẹ bầu đang trong thời gian chuyển dạ. Nhờ có chứa thành phần glycyrrhizin - một chất làm tăng prostaglandin liên quan đến sự co bóp tử cung. Do vậy, dùng cam thảo trong giai đoạn cuối thai kỳ sẽ giúp kích thích quá trình chuyển dạ, từ đó giúp mẹ bầu dễ sinh hơn.

Cũng tương tự như dứa, mẹ bầu chỉ nên dùng cam thảo trong giai đoạn cuối thai kỳ, không nên dùng ở 3 tháng đầu do cam thảo có thể gây sinh non, sảy thai.

Nước lá tía tô

Theo quan niệm dân gian, khi bắt đầu thấy cơn gò tử cung, mẹ bầu nên uống một ly nước lá tía tô bởi nhiều người tin rằng, loại nước này có thể làm mềm tử cung nhanh.

Tỏi

Dùng một lượng tỏi nhất định sẽ giúp mẹ bầu dễ đi đại tiện, hỗ trợ làm sạch ruột để dọn chỗ cho bào thai di chuyển xuống thấp hơn. Và khi đã di chuyển xuống dưới, thai nhi sẽ tương tác nhiều hơn với tử cung và cổ tử cung, giúp chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

Tuy nhiên, bà bầu cũng cần lưu ý, tỏi có thể gây nên tình trạng khó tiêu nên mẹ bầu cần phải thật cẩn thận trong quá trình sử dụng.

Cà tím

Cà tím có công dụng giúp cổ tử cung co giãn cực đại khi chuẩn bị sinh nên em bé chào đời cũng dễ dàng hơn. Vì thế, vào những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu đừng quên bổ sung cà tím trong thực đơn của mình nhé.

Rau khoai lang

Bổ sung khoai lang trong 2 tuần cuối của thai kỳ không chỉ giúp hỗ trợ chống táo bón, lợi sữa sau sinh mà còn giúp thúc đẩy việc chuyển dạ trở nên nhanh hơn.

Rau khoai lang là thực phẩm hỗ trợ bà bầu mở tử cung nhanh. (Ảnh minh họa)

Rau khoai lang là thực phẩm hỗ trợ bà bầu mở tử cung nhanh. (Ảnh minh họa)

Rau húng quế

Cũng như dứa, rau húng quế có tác dụng tương tự. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn vào những tháng cuối để bảo vệ thai nhi thôi nhé. Mẹ bầu có thể uống nước rau húng quế tươi và vắt lấy nước cốt, đun sôi, cho thêm chút đường phèn cho dễ uống.

Nước dừa

Nước dừa vốn là thức uống quen thuộc đối với phụ nữ mang thai. Đặc biệt, khi mẹ bầu xuất hiện những cơn co thắt thì nước dừa sẽ giúp mở rộng cổ tử cung nhanh hơn. Từ đó, em bé có thể ra đời nhẹ nhàng nhất.

Ngoài việc tìm hiểu ăn gì để chuyển dạ nhanh, mẹ bầu cũng nên thực hiện các phương pháp khác như tập thể dục nhẹ nhàng, kích thích núm vú để gây chuyển dạ, ngâm mình trong bồn tắm, kích thích vỡ ối, tiêm thuốc kích sinh...

Làm thế nào biết tử cung mở?

Cổ tử cung của phụ nữ được thiết kế hoàn hảo để giúp bảo vệ thai nhi trong suốt quá trình mang thai. KHi tới ngày sinh nở, cổ tử cung chính là bộ phận đặc biệt để giúp giãn nở kịp thời đón em bé chào đời. Quá trình cổ tử cung mở sẽ chia làm 2 giai đoạn, bao gồm:

- Giai đoạn tiềm thời: Cổ tử cung mở từ 0 - 3cm.

- Giai đoạn hoạt động: Cổ tử cung mở từ 4 - 10cm.

Khi mẹ bắt đầu chuyển dạ, cơ thể sẽ có những dấu hiệu để nhận biết tử cung của mình đã mở và sẵn sàng cho việc sinh em bé như:

- Bong nút nhầy: Nút nhầy được coi là hàng rào để thực hiện bảo vệ thai nhi, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc những tác động cơ học đến buồng ối.

Vì lý do này mà khi tử cung mở, nút nhầy sẽ bị bong ra và các chất nhầy này thoát ra ngoài cửa âm đạo.

Làm thế nào biết tử cung mở? (Ảnh minh họa)

Làm thế nào biết tử cung mở? (Ảnh minh họa)

- Xuất hiện những cơn gò tử cung: Bắt đầu bước vào những tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm thấy những cơn gò bắt đầu xuất hiện. Mặc dù vậy, hiện tượng này không gây ra đau đớn và diễn ra thường xuyên đối với sản phụ. Tuy nhiên, khi bắt đầu từ tuần 36-40 của thai kỳ, các cơn gò sẽ nhận thấy rõ rệt hơn và tăng dần mật độ xuất hiện, cảm giác đau cũng nhiều hơn.

Với những mẹ mang thai lần đầu thì thường sẽ có cảm giác đau hơn khi chuyển do lúc này tầng sinh môn của mẹ và cổ tử cung cũng rất vững chắc.

- Chảy nước ối: Do những cơn gò tử cung gây nên áp lực trong buồng tử cung khiến thai nhi di chuyển xuống. Trong quá trình chuyển dạ của phụ nữ mang thai, khi mà màng ối vỡ sẽ có một lượng nước ối trong buồng tử cung bị chảy ra ngoài.

Lúc này, nước ối bị rỉ hoặc vỡ ối sẽ khiến cơn gò tử cung xuất hiện nhiều và nhanh hơn. Nếu như các thai phụ chưa đến ngày dự sinh nhưng chưa xuất hiện nhiều cơn gò thì bác sĩ có thể sẽ dùng một thủ thuật gọi là "bấm ối" để chủ động làm màng ối bị vỡ ra.

Bà bầu ăn mận được không?
Bà bầu ăn mận được không? Do mận có tính nóng nên nhiều mẹ bầu thường e ngại vấn đề ăn mận. Câu trả lời là mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mận, đặc biệt là...

Dinh dưỡng thai kỳ

Theo Linh San (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo vặt cho bà bầu