Bà bầu ăn mít được không? Ăn bao nhiêu là đủ?

Linh San - Ngày 19/06/2022 19:58 PM (GMT+7)

Bà bầu ăn mít được không? Ăn trái cây, rau xanh và các loại thực phẩm bổ dưỡng khác là rất cần thiết trong thai kỳ. Tuy nhiên, có một số trái cây và rau quả mà phụ nữ mang thai cần phải tránh. Mít là loại quả được nhiều mẹ bầu yêu thích nhưng liệu có nên ăn không?

Mít rất giàu vitamin C và các hợp chất phenolic là nguồn chất chống oxy hóa đáng kể. Mít đóng vai trò quan trọng trong việc chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư và sức khỏe tim mạch. Mít là một nguồn cung cấp hoàn hảo nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong thời kỳ mang thai như vitamin B6, kali, niacin, magie…

Bà bầu có được ăn mít không? (Ảnh minh họa)

Bà bầu có được ăn mít không? (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn mít được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu hoàn toàn có thể ăn được mít trong thai kỳ. Những thông tin như ăn mít gây sảy thai do mít có tính nóng là hoàn toàn không có cơ sở. Mẹ bầu có thể ăn mít thai kỳ với lượng vừa phải.

Nguyên nhân là do ăn quá nhiều mít khi mang thai có thể tạo điều kiện để các vi khuẩn gây bệnh về da tăng lên. Những bà bầu từng có tiền sử đái tháo đường, béo phì hoặc được chẩn đoán mắc các bệnh về gan nhiễm mỡ thì không nên ăn mít.

Lợi ích của việc ăn mít khi mang thai

Ăn mít khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng giữa thai kỳ có thể cung cấp một lượng chất dinh dưỡng và lợi ích cho cơ thể. Dưới đây là một số lợi ích của mít.

Giúp giảm các vấn đề về dạ dày

Ăn mít đúng số lượng có thể giúp giảm bớt các vấn đề về dạ dày, chẳng hạn như viêm loét dạ dày trên niêm mạc dạ dày khi mang thai.

Giúp tăng trưởng và phát triển của thai nhi

Mít có thể cung cấp cho mẹ nguồn dưỡng chất như canxi, kẽm , sắt, beta-carotene,... Những khoáng chất này có thể giúp ích cho sự phát triển của thai nhi. Nó cũng là một nguồn phong phú của các loại vitamin khác nhau như Vitamin A và C, và folate, sắt. Tất cả những chất dinh dưỡng này giúp hình thành các cơ quan cần thiết của em bé.

Ăn mít mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

Ăn mít mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

Giúp điều chỉnh mức huyết áp

Sự gia tăng huyết áp của phụ nữ mang thai có thể gây bất lợi cho thai nhi và gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Tuy nhiên, bằng cách bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh như mít có thể giúp giữ mức huyết áp trong tầm kiểm soát và đảm bảo rằng cả mẹ và con đều khỏe mạnh.

Giúp chống lại sự mệt mỏi

Mang thai có thể rất mệt mỏi đối với một người phụ nữ. Nếu mẹ đang mang thai, mẹ có thể cảm thấy lười biếng. Tuy nhiên, bằng cách ăn trái cây và rau lành mạnh như mít có thể cung cấp cho mẹ nguồn năng lượng và ngăn ngừa mệt mỏi.

Kích thích tiêu hóa

Táo bón và các vấn đề liên quan đến tiêu hóa thường gặp khi mang thai. Nếu mẹ cũng bị táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa, mẹ có thể bổ sung mít để chống lại các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ trong mít có thể đáp ứng gần 10% lượng chất xơ hàng ngày. Điều này sẽ giúp hợp lý hóa nhu động ruột, giảm táo bón và tối ưu hóa quá trình tiêu hóa.

Giúp giảm căng thẳng

Căng thẳng thường không tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Nếu cảm thấy căng thẳng, mẹ có thể thiền hoặc tập yoga. Mẹ cũng có thể ăn một số loại thực phẩm như mít trong chế độ ăn uống của mình để giảm bớt căng thẳng. Hạt mít đặc biệt có lợi vì chúng chứa protein và nhiều vi chất dinh dưỡng khác, giúp kiểm soát căng thẳng tinh thần .

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Vitamin C cần thiết để tăng cường hệ thống miễn dịch, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai. Khi mang thai, mẹ ăn mít sẽ tăng cường khả năng miễn dịch của bạn.

Ăn mít giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

Ăn mít giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

Bà bầu nên ăn bao nhiêu mít là đủ?

Bà bầu có thể ăn mít với lượng ăn nên quá 80-100g/ ngày. Mặc dù có thể ăn hàng ngày nhưng để đảm bảo dinh dưỡng nên ăn kèm với những loại quả khác. Tốt hơn hết nên ăn cách ngày hoặc tuần ăn từ 2-3 bữa.

Ngoài mít chín ăn cùng với sữa chua, sinh tố kem, bột yến mạch thì bà bầu có thể ăn mít sấy (không nên ăn quá nhiều) hoặc ăn mít xanh chế biến thành các món như gỏi, nộm, xào, nấu canh. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn trực tiếp múi mít xanh.

Một số tác dụng phụ khi ăn mít khi mang thai

Mặc dù mít mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho phụ nữ mang thai, nhưng điều đó không có nghĩa là nó hoàn toàn an toàn. Dưới đây là một số rủi ro khi ăn mít khi mang thai:

- Ăn mít đôi khi có thể làm thay đổi lượng đường của phụ nữ. Do đó, phụ nữ bị tiểu đường nên tránh dùng nó.

- Mít được biết là có tác dụng đẩy nhanh quá trình đông máu. Mặc dù điều này có lợi cho hầu hết mọi người, nhưng nếu mẹ đã có sẵn tình trạng sức khỏe liên quan đến máu, mẹ phải tránh ăn mít.

- Ăn mít quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề về bài tiết vì nó có xu hướng hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên.

- Một số phụ nữ có khả năng bị dị ứng với mít.

Khi mua mít, bà bầu nên chọn những quả mít có vỏ cứng, gai đều, bổ ra chín tương, màu vàng và thơm lừng. Không nên mua những quả bị thối ở bên ngoài, bị đốm, có mùi lạ.

Bà bầu ăn thịt bò được không?
Bà bầu ăn thịt bò được không? Thịt bò là một trong những loại thực phẩm lành mạnh mà mẹ bầu có thể đưa vào chế độ ăn uống của mình, giúp mẹ cung cấp...

Bà bầu cần biết

Theo Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bà bầu mùa hè