Bà bầu bị táo bón nên ăn gì cho nhanh khỏi?

Linh San - Ngày 04/05/2022 14:34 PM (GMT+7)

Bà bầu bị táo bón nên ăn gì? Hầu hết đa số bà bầu đều có thể bị táo bón trong quá trình mang thai. Mặc dù bị táo bón không nguy hiểm nhưng lại gây mệt mỏi và khó chịu cho các mẹ bầu, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của các mẹ. Vậy mẹ bầu nên ăn gì khi

Nguyên nhân thường gặp có thể là do không uống đủ nước, không ăn đủ chất xơ, không tập thể dục hoặc ít vận động, dùng thuốc sắt hoặc các loại vitamin bổ sung, do thai phát triển lớn...

Dấu hiệu táo bón khi mang thai là đi tiêu phân khô cứng, buồn nhưng không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi lâu, thường ít hơn 3 lần/ tuần. Ngoài ra, còn có một số biểu hiện như đầy hơi, đau bụng, buồn nôn hoặc chán ăn.

Bà bầu bị táo bón nên ăn gì? (Ảnh minh họa)

Bà bầu bị táo bón nên ăn gì? (Ảnh minh họa)

Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?

Tình trạng táo bón có thể bắt đầu trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ và có nhiều ảnh hưởng đến quá trình mang thai những tháng tiếp theo. Đến 3 tháng cuối thai kỳ, khoảng gần một nửa số phụ nữ mang thai bị táo bón. Khi gặp tình trạng này, bà bầu cần chú ý bổ sung các nhóm dinh dưỡng sau đây:

Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ đóng vai trò rất quan trọng để giúp làm giảm hoặc điều trị táo bón hiệu quả. Chất xơ giúp hấp thụ nước tốt hơn, làm mềm phân và thúc đẩy quá trình di chuyển các chất thải ra ngoài dễ dàng hơn.

Mỗi ngày, bà bầu nên bổ sung khoảng 25-30g chất xơ/ngày và không nên ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy. Thực phẩm giàu chất xơ để trị táo bón cho bà bầu bao gồm:

- Cà rốt: Chứa nhiều thành phần beta carotene, vitamin B9, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, canxi, phốt pho, chất xơ thô...giúp nhuận tràng và làm khoan khoái bụng.

- Khoai lang: Chứa rất ít chất béo và không có cholesterol do có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều là món ăn nhuận tràng, phòng ngừa táo bón rất tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, các bà bầu cần lưu ý, không nên ăn quá nhiều khoai lang vì có thể gây đầy bụng khó tiêu hoặc béo phì do thừa đường.

- Rong biển: Là thức ăn có hàm lượng calo thấp, thành phần Alga alkane mannitol giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hóa nhanh hơn, sớm loại bỏ các chất cặn bã còn lưu lại trong ruột. Vì thế, rong biển trở thành thực phẩm giúp mẹ bầu ngừa táo bón và thúc đẩy bài tiết hữu hiệu.

- Bí đỏ: Cùng vị ngọt an toàn và tự nhiên, bí đỏ là thực phẩm rất hữu ích cho phụ nữ mang thai. Đây là nguồn bổ sung dồi dào sắt, kẽm, vitamin A, E, C, B6 giúp bổ sung lượng đường cho cơ thể, phòng ngừa thiếu máu hay gặp ở mẹ bầu.

Các loại rau củ chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu. (Ảnh minh họa)

Các loại rau củ chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu. (Ảnh minh họa)

- Măng tây: Cùng hàm lượng đường thấp, nhiều chất xơ, ít chất béo, măng tây không chỉ dùng để giảm cân mà còn chứa nhiều nước và chất xơ rất tốt cho bà bầu bị bệnh táo bón.

- Khoai tây: Rất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa giúp thai phát triển toàn diện, bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ. NGoài ra, khoai tây cũng chứa nhiều chất xơ thô giúp tăng tốc quá trình chuyển hóa cholesterol và nhu động ruột giúp nhuận tràng, rất hữu ích cho hệ tiêu hóa.

- Ngô: Là ngũ cốc có hàm lượng chất xơ cao, giúp thúc đẩy nhu động ruột, tăng tốc bài tiết táo bón khi mang thai. Bên cạnh đó, ngô còn mang đến nhiều lợi ích như điều hòa huyết áp, nhuận tiểu, tăng cường trao đổi chất nhưng chị em nên tránh ăn quá nhiều, dễ gây đau bụng, buồn nôn, đầy hơi.

- Đậu nành: Được mệnh danh là "vua các loại đậu" nhờ hàm lượng protein và chất xơ cao, có lợi cho sự phát triển của thai nhi, giúp thúc đẩy sự trao đổi chất, ngăn ngừa táo bón.

Ngoài những thực phẩm này, còn có một số các loại thực phẩm khác như đậu lăng, bắp cải, đậu Hà Lan, khoai sọ...rất tốt trong quá trình tiêu hóa, giúp mẹ bầu dễ đi tiêu hơn.

Bổ sung trái cây, hoa quả tươi

Các loại trái cây và nước ép có công dụng chữa táo bón hiệu quả cho bà bầu do chứa hàm lượng chất xơ và vitamin C cao, có công dụng bổ sung các khoáng chất, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và bổ sung thêm nước cho cơ thể. Bà bầu có thể ăn trực tiếp các loại trái cây hoặc uống nước ép vào các bữa phụ, tráng miệng ngay sau bữa chính đều rất tốt.

Một số loại trái cây trị táo bón cho bà bầu phù hợp như:

- Táo: Quả táo có chứa hàm lượng phong phú các khoáng chất như magie, kali, mangan, phốt pho, kali, pectin, lưu huỳnh... Bên cạnh đó, táo còn chứa thành phần chất xơ không hòa tan giúp chống táo bón và chất xơ hòa tan giúp làm giảm cholesterol.

Táo là trái cây bà bầu nên ăn để trị táo bón. (Ảnh minh họa)

Táo là trái cây bà bầu nên ăn để trị táo bón. (Ảnh minh họa)

- Đu đủ chín: Đu đủ chín là loại quả có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Thịt đu đủ chín là nguồn giúp cung cấp chất xơ dồi dào, chứa papain - một loại enzyme tiêu hóa chất đạm cũng như một số thành phần có công dụng chống táo bón.

- Chuối chín: Là loại quả rất giàu chất xơ có công dụng nhuận tràng, tránh táo bón mà mẹ bầu nên dung nạp mỗi ngày để giúp nhuận tràng lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu.

- Sung: Chứa nhiều thành phần vitamin, dextrose, fructose...là loại thực phẩm vô cùng tuyệt vời dành cho thai phụ mắc chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, sung được xem vốn là thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hơn bất cứ loại rau xanh hay trái cây nào.

- Dâu tây: Là quả rất giàu dinh dưỡng, rất giàu khoáng chất và vitamin như axit hữu cơ, pectin, chất dinh dưỡng đối với cơ thể mẹ bầu. Điều quan trọng hơn cả là dâu tây có chứa thành phần pectin giúp tăng cường tiêu hóa, làm mềm phân, giải quyết những vấn đề khó chịu về đường tiêu hóa.

- Kiwi: Trung bình, cứ 1 quả kiwi vừa phải có chứa khoảng 2,5g chất xơ cùng với nhiều loại vitamin, chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe cũng như đường tiêu hóa.

- Lê: Cũng loại quả chuyên dùng để trị táo bón, các mẹ có thể ăn mỗi ngày 1 quả lê hoặc uống nước ép, sinh tố lê để đổi món.

Bên cạnh những loại quả này, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm các loại quả mọng khác như cam, quýt, bưởi, việt quất, hồng xiêm, lựu, xoài...để tăng cường sự trao đổi chất cho hệ tiêu hóa, giúp phòng ngừa táo bón dễ dàng hơn. 

Bổ sung nhiều nước hơn

Nước có tác dụng giúp các cơ quan hoạt động trơn tru cũng như làm các chất dễ dàng đi qua đường tiêu hóa, làm mềm phân. Khi mẹ bầu bổ sung chất xơ nhiều thì nhu cầu nước lại càng tăng hơn. Do đó, các bác sĩ luôn khuyến khích mẹ bầu uống nhiều nước hơn và uống khoảng 6-8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, mỗi ngày mẹ cũng nên uống một cốc nước ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Bổ sung nước hàng ngày là cách trị táo bón hiệu quả cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

Bổ sung nước hàng ngày là cách trị táo bón hiệu quả cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

Một số cách trị táo bón cho bà bầu nhanh nhất khác

Hạn chế ăn những loại thực phẩm gây táo bón

Việc lựa chọn thực phẩm tránh gây táo bón cho bà bầu cũng rất cần thiết và quan trọng. Đặc biệt những loại sữa bầu, mẹ không nên chọn những loại sữa gây nóng, bổ sung thêm nước trái cây hoặc sữa chua trong thực đơn hàng ngày. Hạn chế ăn các loại thực phẩm gây táo bón như bỏng ngô, đồ chiên rán, mít, nhãn, bánh mì...

Tập massage vùng bụng

Đây là mẹo trị táo bón khá hay cho bà bầu giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, mẹ dễ đi ngoài và vùng bụng trở nên dễ chịu hơn. Cách massage cũng rất đơn giản, mẹ đặt tay nhẹ nhàng dưới vùng xương ức, dùng những ngón tay và bàn tay vuốt xuống dưới bụng dưới bằng áp lực nhẹ, lặp lại động tác khoảng 3-5 phút mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả.

Thường xuyên tập thể dục và vận động

Bà bầu nên lựa chọn một bộ môn nhẹ nhàng nào đó để tập luyện như yoga, bơi, đi bộ...để giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, làm giảm tình trạng táo bón do ngồi nhiều, ít đi lại. Đồng thời, vận động hàng ngày còn giúp làm giảm mệt mỏi, căng thẳng, đau lưng, chuột rút,...rất tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày bà bầu nên hoạt động tập thể dục ít nhất khoảng 30 phút, không nên ngồi nhiều.

Tập thói quen đi vệ sinh vào buổi sáng

Nội tiết tố của mẹ bầu có thể thay đổi nên việc đi ngoài cũng trở nên thất thường dẫn đến táo bón. Mẹ nên điều chỉnh và tập thói quen đi vệ sinh vào mỗi buổi sáng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, làm giảm cảm giác nặng nề tại vùng bụng.

Mẹ bầu nên tập thói quen đi vệ sinh mỗi sáng để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa. (Ảnh minh họa)

Mẹ bầu nên tập thói quen đi vệ sinh mỗi sáng để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa. (Ảnh minh họa)

Thư giãn và nghỉ ngơi

Mệt mỏi và căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu. Khi có dấu hiệu táo bón, mẹ không nên hoạt động hoặc căng thẳng quá mức, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn như massage, xông hơi hoặc nghe nhạc...

Lưu ý khi bà bầu bị táo bón

Táo bón trong quá trình mang thai không phải là bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ-bé quá nặng. Tình trạng này có thể hoàn toàn được cải thiện nên không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng những cách trị táo bón cho bà bầu trên tại nhà mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề sau:

- Hãy đi khám bác sĩ thật sớm khi đau bụng dai dẳng, dữ dội, chướng bụng, không đi đại tiện được.

- Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

- Cẩn trọng đối với các loại thực phẩm trị táo bón, đặc biệt là khi mang thai 3 tháng đầu, cần tránh các loại thực phẩm dễ động thai, gây co thắt hay sảy thai.

- Mang thai 3 tháng cuối bị táo bón nên thay đổi thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung thêm các loại thực phẩm dễ nhuận tràng kết hợp vận động, đi lại nhiều hơn.

Bà bầu ăn củ sắn được không? Những điều mẹ bầu nên biết khi ăn sắn
Bà bầu ăn củ sắn được không? Sắn là một trong số các loại lương thực khá phổ biến trong những bữa ăn của người Việt xưa. Với hương vị thơm bùi nên nhiều mẹ bầu trong thời gian mang thai rất thèm ăn củ sắn. Tuy vậy, liệu bà bầu ăn sắn được không và nếu ăn

Chăm sóc bà bầu

Linh San (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc bà bầu