Bà bầu uống trà đào được không?

Linh San - Ngày 08/07/2022 19:00 PM (GMT+7)

Bà bầu uống trà đào được không? Trà đào là một trong những thức uống phổ biến được dùng mỗi ngày. Tuy vậy, uống trà nói chung và trà đào nói riêng khi mang thai lại mang đến nhiều nghi vấn. Một số phụ nữ mang thai cho rằng việc uống trà đào sẽ gây ảnh hưởng cho em bé, số khác thì phủ nhận.

Trà đào là thức uống có nguồn gốc đầu tiên từ vùng núi Tây Bắc, đồng thời là thứ đồ uống rất được yêu thích vào cả mùa hè và mùa đông. Thưởng thức một ly trà đào dù nóng hay lạnh cũng đều cảm thấy thích thú và hấp dẫn. 

Bà bầu uống trà đào có được không? (Ảnh minh họa)

Bà bầu uống trà đào có được không? (Ảnh minh họa)

Bà bầu uống trà đào được không?

Theo Đông y, đào là loại quả có vị chua ngọt, có công dụng giải khát, nhuận tràng, rất phù hợp với những bà bầu bị đường huyết thấp, người bị cao huyết áp hay bị bệnh phổi. Bà bầu hoàn toàn có thể ăn đào, những dưỡng chất, đặc biệt là vitamin A, C trong đào có tác dụng tốt đối với sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, bà bầu uống trà đào được không? Câu trả lời là bầu vẫn có thể uống trà đào nhưng cẩn thận vì rất dễ gây rối loạn tiêu hóa hoặc dễ bị kích ứng. Bên cạnh đó, đào cũng là loại quả có tính nhuận tràng, dễ gây kích thích co bóp tử cung và tình trạng mất nước.

Không những vậy, trà đào nếu được làm tại các quán đồ uống thường có nhiều đường, dễ gây tiểu đường thai kỳ. Đây là một trong các vấn đề sản khoa rất nguy hiểm, có thể gây nên nhiều biến chứng đối với thai kỳ của mẹ.

Vì thế, trên thực tế, mẹ bầu vẫn có thể uống 1 lượng rất nhỏ trà đào. Tuy nhiên, nếu không cần thiết hoặc không bị "quá thèm" trà đào thì mẹ bầu không nên uống. 

Trà đào có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. (Ảnh minh họa)

Trà đào có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. (Ảnh minh họa)

Bà bầu nào không nên uống trà đào?

Tuy đào và trà đào rất ngon miệng, có nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng không phải bà bầu nào cũng nên thưởng thức các loại thực phẩm này. Những bà bầu không nên ăn đào hoặc uống trà đào đó là:

- Bà bầu có dấu hiệu xuất huyết không nên ăn đào hay uống trà đào.

 - Những mẹ bầu đang gặp phải tình trạng bị nóng trong, nhiệt như môi khô, táo bón, cổ họng khô rát, da khô cũng không nên ăn hoặc uống trà đào.

- Những phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể chất quá yếu, có dấu hiệu bị nóng trong, xuất huyết cũng không nên dùng. 

- Những bà bầu bị tiểu đường hạn chế ăn đào và đặc biệt không nên uống trà đào vì có thể làm tăng đường huyết nếu như uống nhiều.  

Các loại trà thay thế trà đào tốt cho bà bầu

Không ít mẹ bầu thắc mắc, nếu không nên uống trà đào thì có được uống các loại trà khác khi mang thai không? Trong thời gian mang bầu, nếu như việc uống trà đào có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé thì mẹ hãy tìm hiểu một số loại trà lành mạnh khác như:

- Trà hoa cúc: Hoa cúc sở hữu hương thơm rất đặc biệt, khi uống có thể kết hợp thêm với vỏ cam, vỏ quýt cho vào nước sôi và thưởng thức. Trà hoa cúc có công dụng giảm thiểu tình trạng sưng phù, mất ngủ, làm thư giãn đầu óc và tinh thần.

- Trà lá mâm xôi đỏ: Đây là một loại trà thảo mộc được làm từ lá của cây mâm xôi,  được cho là có tác dụng làm săn chắc tử cung và giúp chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế dùng loại trà này trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ vì nó có thể gây co bóp tử cung. 

Trà lá mâm xôi đỏ được cho là thức trà có thể dùng thay thế cho trà đào. (Ảnh minh họa)

Trà lá mâm xôi đỏ được cho là thức trà có thể dùng thay thế cho trà đào. (Ảnh minh họa)

- Trà bạc hà: Được mệnh danh là "cứu tinh" của các bà bầu bị chứng ốm nghén, ợ nóng, đầy hơi.

- Trà tinh dầu chanh: Nếu uống vào mỗi buổi sáng sớm sẽ có công dụng làm giảm căng thẳng, thư giãn, thư thái đầu óc cho mẹ bầu.

- Trà gừng: Gừng là thảo mộc được sử dụng rộng rãi để chống lại cảm giác buồn nôn. Đây là một lựa chọn tuyệt vời để thử nếu mẹ bị buồn nôn hoặc ốm nghén do mang thai.

Bà bầu ăn mì tôm được không?
Bà bầu ăn mì tôm được không? Mì ăn liền nằm trong nhóm thực phẩm đồ ăn nhanh mang đến sự thuận tiện khi sử dụng và chế biến. Tuy vậy, mì ăn liền lại...

Bà bầu không nên

Theo Linh San (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc bà bầu