Mì tôm hay mì ăn liền không có nhiều dinh dưỡng, thiếu vitamin và khoáng chất nên bà bầu vẫn có thể ăn được nhưng hạn chế tối đa.
Mì tôm hay mì ăn liền là một loại thức ăn ăn nhanh được nhiều người ưa thích bởi sự tiện lợi và mùi vị chua cay hấp dẫn. Nhiều người cho rằng ăn mì tôm thì nóng, nhiều chất bảo quản, không nhiều dinh dưỡng... không tốt cho sức khỏe. Vậy bà bầu ăn mì tôm được không, có ảnh hưởng gì không?
Thành phần dinh dưỡng của mì tôm
Với nguyên liệu chính là bột mì, mì ăn liền cũng cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định. Cụ thể trong 1 gói mì tôm 75g - 100g có thể cung cấp:
- 6,9g chất đạm
- 13g - 19,5g chất béo
- 51,4g carbohydrate
- 350g năng lượng
- 29 mg Cholesterol
- 5 mg Natri
- 38 mg Kali
- 12 mg Calci
- 1,5 mg sắt
- 4 IU vitamin D
- 21 mg Magnesi
Tùy vào từng loại mì có những mức năng lượng và dinh dưỡng khác nhau. Nhưng đa phần các gói mì tôm ăn liền đều có gói súp, gói dầu gia vị, gói rau sấy...
Bà bầu ăn mì tôm được không?
Với những thành phần dinh dưỡng quan trọng như chất béo, chất đạm, carbohydrate, sắt… đều cần thiết cho sức khỏe của bà bầu. Bên cạnh đó, mì tôm cũng cung cấp 1 nguồn năng lượng rất lớn.
Với câu hỏi bà bầu ăn mì tôm được được không thì bà bầu vẫn có thể ăn mì tôm nếu thật sự thích. Tuy nhiên, trong bảng thành phần dinh dưỡng của mì tôm thì các vitamin và khoáng chất rất thấp, nghèo dinh dưỡng, giàu calo khiến mẹ bầu no bụng nhưng lại không nhiều dinh dưỡng để hấp thụ.
Do đó, bà bầu vẫn có thể ăn được mì tôm nhưng hạn chế ăn. Ăn quá nhiều mì tôm sẽ dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không? Có bầu 3 tháng vẫn có thể ăn được mì tôm nhưng không nên ăn quá nhiều và không ăn liên tục.
Bà bầu vẫn có thể ăn mì tôm nhưng không nên ăn nhiều và tốt nhất là không nên ăn (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn mì tôm có ảnh hưởng gì?
Trên thực tế, bà bầu vẫn có thể ăn mì tôm nhưng chỉ nên ăn một lượng rất ít và tốt nhất là không nên ăn. Bà bầu ăn nhiều mì tôm có thể có những ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Cụ thể:
- Bà bầu ăn mì tôm gây huyết áp cao
Mì tôm có hàm lượng muối cao, nếu có bầu ăn nhiều mì tôm và ăn trong thời gian dài khi mang thai sẽ làm tăng lượng ion natri thẩm thấu vào tế bào. Lượng muối tăng cao sẽ chuyển hóa gây áp lực lên thành mạch, tăng sức cản ngoại vi gây nên tình trạng cao huyết áp. Bà bầu bị cao huyết áp, làm tăng nguy cơ tiền sản giật dễ dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non.
- Tăng nguy cơ loãng xương
Trong mì tôm vẫn có thành phần canxi nhưng chứa nhiều chất bảo quản, hương liệu, phẩm màu, trong đó có chứa phosphate giúp cải thiện mùi vị. Chất phosphate có tác dụng làm mẹ bầu cảm thấy ngon miệng nhưng ăn nhiều lại khiến cơ thể khó hấp thụ canxi, dễ gây loãng xương cho mẹ và thiếu canxi để phát triển xương, răng, tóc... của thai nhi.
- Gây nóng trong và táo bón
Bà bầu ăn mì ăn liền nhiều, đặc biệt là các loại mì tôm chua cay nồng làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của nhu động ruột, dễ gây táo bón.
Ngoài ra, trong mì tôm có hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất thấp, ăn nhiều dễ gây thiếu hụt chất xơ, các dưỡng chất cần thiết khác có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và thai nhi.
- Thiếu chất dinh dưỡng
Trong bảng thành phần dinh dưỡng của mì tôm cũng có thể thấy sự thiếu hụt về vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các nhóm canxi, sắt, kali, photpho và các nhóm vitamin nhóm A, B, C, D... Vì vậy, có bầu ăn nhiều mì tôm gây thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự hấp thụ dinh dưỡng, phát triển của thai nhi. Thai nhi dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng, phát triển không toàn diện.
Mì tôm không có nhiều dinh dưỡng, bà bầu nên hạn chế ăn (Ảnh minh họa)
- Nồng độ cholesterol cao
Trong 100g mì tôm có chứa 19,5g chất béo, ăn nhiều có thể làm tăng cholesterol trong máu. Lượng cholesterol tăng cao làm thu hẹp, xơ cứng động mạch khiến máu khó lưu thông lên não, dễ gây đột quỵ.
Bà bầu ăn mì tôm thế nào và ăn bao nhiêu?
Mì ăn liền không có nhiều dinh dưỡng cho bà bầu, vì vậy tốt nhất bà bầu nên hạn chế ăn. Nếu có thể thì không ăn.
Trong trường hợp bà bầu muốn ăn mì tôm thì có thể ăn 1 bữa 1 tuần là nhiều. Khi ăn mì tôm thì nên sử dụng các loại gia vị của gia đình, không nên sử dụng gia vị có trong gói mì.
Bà bầu nên trần qua mì tôm bằng nước nóng sau đó đổ nước đó đi. Nấu mì tôm cùng với các loại rau củ như cà chua, rau cải, cà rốt...có thể thêm các loại thịt, trứng… để tăng thêm chất dinh dưỡng.
Thêm nhiều rau củ, thịt trứng khi ăn mì tôm để cân bằng dinh dưỡng (Ảnh minh họa)
Có bầu vẫn có thể ăn mì tôm nhưng dù là mì ăn liền nào cũng đều rất ít dinh dưỡng. Vì vậy, bà bầu nên hạn chế ăn mì tôm trong thai kỳ.