Sau 8 năm tái hôn, khi 2 đứa trẻ song sinh chào đời sau bao năm khát khao làm mẹ, lẽ ra người phụ nữ ấy phải vỡ òa hạnh phúc. Thế nhưng, đối mặt với sự thật nghiệt ngã, cô chỉ cảm thấy cuộc đời mình vẫn quá đỗi trớ trêu.
Năm 2017, trong một phòng bệnh tại bệnh viện huyện Sùng Dương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, Diệp Phóng Diễm – người phụ nữ 37 tuổi ôm mặt khóc nức nở sau khi vừa hạ sinh một cặp song sinh. Đó đáng lẽ phải là khoảnh khắc hạnh phúc nhất đời cô, nhưng quá khứ đau lòng và những biến cố bất ngờ khiến niềm vui ấy trở nên trĩu nặng.
Bị bỏ rơi vì không thể mang thai
Nhớ lại cuộc hôn nhân đầu tiên, Diệp Phóng Diễm từng cảm thấy mình là người phụ nữ hạnh phúc nhất. Chồng yêu thương, gia đình chồng hòa thuận. Thế nhưng, sau 2 năm kết hôn mà chưa có tin vui, những câu hỏi dồn dập từ người thân và bạn bè bắt đầu khiến cô cảm thấy áp lực. Trong suy nghĩ của nhiều gia đình nông thôn, việc không sinh được con là một điều cấm kỵ, và gia đình chồng Diệp Phóng Diễm cũng không ngoại lệ.
Thái độ của gia đình chồng cô dần thay đổi. Mẹ chồng liên tục nhắc đến chuyện con dâu nhà khác đã sinh cháu trai, như một cách gây áp lực. Không thể chịu đựng sự căng thẳng này, Diệp Phóng Diễm đề nghị chồng cùng đi khám để tìm hiểu nguyên nhân. Tuy nhiên, sau khi làm các xét nghiệm và kiểm tra chi tiết, bác sĩ chẩn đoán cô mắc bác sĩ cho biết cô đang bị suy buồng trứng sớm, khiến khả năng sản xuất trứng suy giảm nghiêm trọng, và gần như không còn hy vọng mang thai.
Diệp Phóng Diễm đề nghị chồng cùng đi khám để tìm hiểu nguyên nhân.
Từ khi biết sự thật này, gia đình chồng quay sang mỉa mai, châm chọc cô đủ điều. Tệ hơn, người chồng từng thề yêu thương cô cũng trở nên lạnh nhạt, thậm chí còn dùng lý do cô không thể sinh con để đệ đơn ly hôn và yêu cầu cô ra đi tay trắng.
Sau khi bị chồng bỏ rơi, Diệp Phóng Diễm trở về nhà cha mẹ ruột trong sự xấu hổ và đau đớn. Ở làng quê nhỏ bé ấy, tin tức về việc cô không thể sinh con nhanh chóng lan truyền, khiến cô trở thành chủ đề bàn tán của hàng xóm. Cha mẹ cô thương con nhưng cũng không tránh khỏi áp lực từ dư luận. Dù họ cố gắng tìm cho cô một mối khác, nhưng khi biết cô không thể sinh con, ai cũng từ chối.
Dưới áp lực từ gia đình và xã hội, Diệp Phóng Diễm dần thu mình lại, trở nên trầm lặng và mất hết niềm tin vào hôn nhân. Cô quyết định rời quê, đi làm xa để tránh khỏi những lời đàm tiếu độc địa.
Phép màu đến sau 8 năm tái hôn
Năm 2008, trong một lần lướt mạng xã hội khi đang làm công nhân xa nhà, Diệp Phóng Diễm tình cờ quen biết Liễu Minh Cường – một người đàn ông cùng quê, nhỏ hơn cô 1 tuổi.
Hai người nhanh chóng trở nên thân thiết và chia sẻ với nhau những nỗi đau, những tổn thương từ quá khứ. Dù vậy, Diệp Phóng Diễm vẫn mang trong mình nỗi sợ rằng Minh Cường sẽ rời xa khi biết cô không thể sinh con.
Diệp Phóng Diễm chia sẻ lý do mình không thể sinh con.
Trong một lần trò chuyện, cô quyết định thổ lộ sự thật: “Em từng kết hôn, và bác sĩ nói em khó có thể mang thai. Nếu anh muốn có con, em không phải là người phù hợp”.
Nhưng Minh Cường chỉ mỉm cười và nói: “Chuyện đó có sao đâu. Nếu em muốn có con, mình có thể nhận con nuôi. Chỉ cần mình yêu thương nó, thì đó vẫn là con của mình”.
Cả 2 nhanh chóng xác định mối quan hệ và tổ chức đám cưới vào tháng 3/2009. Dù cuộc sống sau hôn nhân vẫn đầy khó khăn, nhưng tình yêu và sự đồng cảm của Minh Cường đã giúp Diệp Phóng Diễm tìm lại niềm tin vào cuộc sống.
Suốt 8 năm sau kết hôn, họ sống hạnh phúc bên nhau dù không có con cái. Nhưng vào năm 2016, khi đã bước sang tuổi 40, Diệp Phóng Diễm bỗng cảm thấy cơ thể mình có những thay đổi lạ thường: Cô dễ mệt mỏi, buồn ngủ và bụng ngày càng lớn. Ban đầu, cô nghĩ do mình ăn uống không điều độ, nhưng khi bụng càng ngày càng to, cô bắt đầu lo lắng.
Chồng cô gợi ý: “Không chừng em mang thai rồi đấy!”.
Ban đầu, Diệp Phóng Diễm không tin điều đó có thể xảy ra. Nhưng để chắc chắn, hai người quyết định đến bệnh viện kiểm tra. Và điều kỳ diệu đã xảy ra, bác sĩ thông báo cô đã mang thai được 4 tháng và thậm chí còn đang mang song thai.
Bác sĩ thông báo Diệp Phóng Diễm đã mang song thai.
Niềm hạnh phúc vỡ òa sau bao năm chờ đợi. Cả hai không thể tin vào tai mình khi biết rằng cuối cùng, phép màu đã đến với họ.
Niềm vui chưa kịp trọn vẹn đã đối mặt với biến cố
Tuy nhiên, niềm vui chẳng kéo dài được bao lâu. Dù hạnh phúc vì phép màu đến muộn, Diệp Phóng Diễm và chồng cô cũng không thể không lo lắng. Việc mang thai ở tuổi 40 tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, đặc biệt là với phụ nữ từng được chẩn đoán khó thụ thai như cô. Tuổi tác cao làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, và những lo lắng đó sớm trở thành hiện thực.
Ngay sau khi sinh, hai bé trai của Diệp Phóng Diễm được đặt tên là Khang Khang và Phúc Phúc – đều được chẩn đoán mắc những căn bệnh nguy hiểm. Bé Phúc Phúc mắc chứng thủng đường tiêu hóa và ứ nước thận, trong khi bé Khang Khang bị xuất huyết nội sọ và đột quỵ não.
2 đứa trẻ song sinh chào đời nhưng mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Các bác sĩ cho biết, việc Diệp Phóng Diễm mang thai ở độ tuổi lớn có thể là nguyên nhân khiến hai bé gặp phải những dị tật này. Mang thai sau 40 tuổi làm tăng đáng kể nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Diệp Phóng Diễm và chồng khóc cạn nước mắt khi thấy con không khoẻ mạnh.
Cả 2 bé đều phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, và chi phí điều trị quá lớn khiến vợ chồng cô kiệt quệ. Họ từng nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng, nhưng chi phí y tế ngày càng tăng khiến số tiền đó chẳng thấm vào đâu. Khi hai vợ chồng rơi vào bế tắc, truyền thông địa phương tiếp tục chia sẻ câu chuyện của họ. Nhờ sự hỗ trợ của bệnh viện và cộng đồng, hai bé cuối cùng cũng vượt qua nguy kịch và trở về trong vòng tay yêu thương của cha mẹ.
Những rủi ro tiềm ẩn khi phụ nữ mang thai sau tuổi 40?
Mang thai sau tuổi 40 tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức cho cả mẹ và bé do sự suy giảm chức năng sinh sản và sức khỏe tổng thể. Dưới đây là những nguy cơ chính mà phụ nữ mang thai ở độ tuổi này có thể gặp phải:
- Tăng nguy cơ sảy thai: Phụ nữ trên 40 tuổi có nguy cơ sảy thai cao hơn do chất lượng trứng suy giảm và sự bất thường về nhiễm sắc thể.
- Nguy cơ dị tật bẩm sinh: Tỷ lệ thai nhi mắc các dị tật di truyền, như hội chứng Down hoặc bất thường nhiễm sắc thể, tăng đáng kể ở phụ nữ lớn tuổi.
- Biến chứng thai kỳ: Phụ nữ mang thai sau 40 tuổi dễ mắc các bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, cao huyết áp và nhau tiền đạo, làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sinh khó.
- Sinh non và trẻ nhẹ cân: Thai nhi có nguy cơ sinh non hoặc bị nhẹ cân do sự suy giảm chất lượng nhau thai và khả năng cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
- Khó khăn trong quá trình sinh nở: Độ đàn hồi của tử cung và cổ tử cung giảm theo tuổi tác, làm tăng khả năng phải sinh mổ và kéo dài thời gian hồi phục sau sinh.
- Ảnh hưởng sức khỏe của mẹ: Mang thai ở tuổi 40 có thể gây áp lực lớn lên tim mạch và các cơ quan khác của cơ thể mẹ, làm tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim hoặc các vấn đề về xương khớp sau sinh.
- Khả năng phục hồi sau sinh chậm hơn: Phụ nữ lớn tuổi cần nhiều thời gian hơn để hồi phục sau sinh do sức đề kháng và khả năng tái tạo của cơ thể suy giảm.
Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại và chăm sóc y tế cẩn thận, nhiều phụ nữ trên 40 tuổi vẫn có thể trải qua thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Quan trọng là cần được theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên khoa và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp trước và trong suốt thai kỳ.