Ban đầu chồng bà không đồng ý, bà cũng không ngần ngại quỳ xuống cầu xin chồng, thậm chí nói "Không làm thụ tinh ống nghiệm thì ly hôn". Cuối cùng, người chồng đành phải nhượng bộ.
Có người nói, sinh con ở tuổi già giống như đang dò đường qua sông, bạn không biết bờ bên kia có gì chờ đợi mình, cũng không biết bước chân xuống sẽ gặp phải dòng nước như thế nào. Tuy nhiên cũng vì đời người không thể đoán định trước được số phận nên sau khi con gái mất, bà Thịnh Hải Linh (An Huy, Trung Quốc) đã quyết định làm thụ tinh ống nghiệm ở tuổi 60.
Giờ đây, 14 năm đã trôi qua, cuộc sống của họ hiện tại ra sao? Tại sao họ lại quyết định thực hiện thụ tinh ống nghiệm ở tuổi 60 vẫn là thắc mắc của nhiều người.
14 năm trước, một tai nạn bất ngờ đã xảy ra
Bà Thịnh Hải Linh sinh năm 1950, và nếu phải mô tả nửa đầu cuộc đời của bà, có lẽ chỉ cần bốn chữ: "Thuận buồm xuôi gió".
Bà sinh ra trong một gia đình quân nhân, tốt nghiệp đại học và trở thành bác sĩ, sau đó được thăng chức lên làm viện trưởng vì năng lực xuất sắc. Cuộc sống sau đó của bà cũng như bao người khác, kết hôn, sinh con, trải qua thăng trầm của cuộc đời.
Nhưng vào Tết năm 2009, một tai nạn bất ngờ xảy ra. Con gái bà cùng chồng mới cưới trở về quê ăn Tết và không may bị ngộ độc khí gas qua đời. Cuộc sống từ nay như dừng lại, trời đất như sụp đổ với hai vợ chồng bà.
Cô con gái của bà Thịnh qua đời năm 30 tuổi.
Trong thời gian dài, hai người chìm đắm trong nỗi đau, mỗi ngày trôi qua đều là những giọt nước mắt, thậm chí cả hai còn tìm đến rượu để giải sầu, cũng từ đây mà vợ chồng bà Thịnh nảy sinh mâu thuẫn nhiều hơn.
Bạn bè, người thân không muốn thấy hai người đau buồn như vậy, nên liên tục an ủi, khuyên nhủ, hy vọng họ có thể an lòng. Nhờ sự khuyên nhủ, bà Thịnh Hải Linh buộc bản thân phải cố gắng thoát khỏi nỗi đau mất con. Nhưng làm thế nào để làm dịu nỗi đau trong lòng?
Nỗi đau mất con khiến bà Thịnh suy sụp tinh thần.
Một ý nghĩ táo bạo nảy lên trong đầu bà Thịnh: Thay vì sống cô đơn, tại sao không thử thụ tinh ống nghiệm để có con trở lại? Ý nghĩ này từ khi đã nảy sinh đã như lửa bùng cháy, lan tỏa trong gia đình.
Ban đầu chồng bà không đồng ý, bà cũng không ngần ngại quỳ xuống cầu xin chồng, thậm chí nói "Không làm thụ tinh ống nghiệm thì ly hôn". Cuối cùng, người chồng đành phải nhượng bộ.
Sau đó, hai vợ chồng tìm đến nhiều bệnh viện, nhưng bị từ chối vì tuổi quá cao, nhưng họ không từ bỏ. Cuối cùng, bác sĩ tại Bệnh viện 105 ở Hợp Phì (An Huy, Trung Quốc) đã đồng ý giúp họ thực hiện ước mơ này.
Bà Thịnh chuẩn bị bước vào ca phẫu thuật mổ lấy thai.
Trong lần mang thai ở tuổi cao này, bà Thịnh Hải Linh đã nhiều lần vượt qua cửa tử, mỗi lần đều được bác sĩ cứu thoát khỏi tay thần chết. Phản ứng thai nghén dữ dội khiến bà nằm liệt giường suốt nhiều tháng, toàn thân phù nề nghiêm trọng và sốt cao không dứt.
Thêm vào đó là nỗi đau sinh con do cơ thể bị dị ứng với thuốc giảm đau, điều mà người thường khó có thể chịu đựng được. Vì vậy, khi được phỏng vấn, bà Thịnh Hải Linh đã nói: "Nếu có kiếp sau, tôi sẽ không sinh con nữa."
Thời gian trôi qua đến ngày 25 tháng 5 năm 2010, sau 8 tháng tiến hành thụ tinh ống nghiệm, bà Thịnh Hải Linh đã sinh hạ hai con gái song sinh là Trí Trí và Huệ Huệ. Vì sinh non, hai bé ngay khi chào đời đã được đưa vào lồng ấp để theo dõi.
Câu chuyện của bà sau đó lan truyền trên mạng xã hội, thắp lên giấc mơ sinh con của nhiều gia đình mất con ở tuổi già.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn, bà Thịnh Hải Linh thẳng thắn nói không khuyến khích mọi người làm theo. Nếu có thể làm lại, bà sẽ không quyết định như vậy. Nhưng bà cũng thừa nhận, nếu không có hai đứa con, có lẽ bà không bao giờ vượt qua được nỗi đau mất con gái.
Chồng bà Thịnh hạnh phúc bên 2 con sinh đôi.
14 năm trôi qua, cuộc sống hiện tại không dám nghỉ ngơi dù đã 74 tuổi
Có người nói, nuôi con chẳng dễ dàng. Với bà Thịnh Hải Linh và chồng, điều đó còn khó khăn hơn nhiều.
Sau khi có con, tuy cuộc sống có hy vọng mới nhưng áp lực cuộc sống cũng ập đến ngay lập tức. Hai vợ chồng ông bà quay trở lại làm việc để lo cho tương lai của con gái. Nhiều năm qua, họ luôn phải cố gắng.
Chồng của Thịnh Hải Linh bị tai biến nặng, liệt nửa người, đi lại khó khăn. Hơn nữa, cả hai vợ chồng đã nghỉ hưu, làm sao có thể nuôi dưỡng hai đứa con với đồng lương hưu ít ỏi, khi bản thân bà cũng đã bước vào tuổi xế chiều? Làm sao có thể chuẩn bị đủ tiền nuôi dưỡng con cái trước khi mình qua đời?
Suy nghĩ về những vấn đề thực tế này, bà Thịnh Hải Linh đột nhiên hối hận vì quyết định sinh con, nhưng sau đó bà nhận ra rằng niềm vui và nỗi đau xen lẫn. Sự ra đời của Trí Trí và Huệ Huệ đã giúp bà thoát khỏi nỗi đau mất con gái, không còn cảm thấy cô đơn.
Bà Thịnh gặp nhiều khó khăn khi chăm con ở tuổi già.
Từ việc đón con tan học đến giặt giũ và dọn dẹp, bà Thịnh Hải Linh không bỏ sót việc gì. Trong khi bạn bè đồng trang lứa học đại học dành cho người già, đi du lịch, hưởng thụ niềm vui tuổi già cùng con cháu, thì bà lại phải tham dự các buổi họp phụ huynh cho con gái.
Sinh ra trong một gia đình đặc biệt như vậy, hai cô con gái cũng trưởng thành sớm và hiểu chuyện. Khi người khác nói: “Bố mẹ của bạn già quá!”, các cô bé sẽ lanh lợi đáp lại: “Mặc dù mẹ mình lớn tuổi, nhưng mẹ rất xinh đẹp!”.
Bà Thịnh thổi nên sinh nhật bên 2 cô con gái.
Dù vất vả, nhưng nụ cười và cảm giác viên mãn trên khuôn mặt Thịnh Hải Linh không thể che giấu được. Hiện tại, ước nguyện lớn nhất của bà là hai con gái có thể lớn lên khỏe mạnh, bản thân bà cũng có thể sống lâu hơn để nhìn thấy con gái vào đại học, kết hôn và sinh con.
Về sau, nhiều người hỏi Thịnh Hải Linh về bí quyết sinh con ở tuổi cao, bà luôn chân thành khuyên rằng mình chỉ là trường hợp đặc biệt, không nên làm theo.
Giờ đây, Thịnh Hải Linh đã 74 tuổi, độ tuổi đáng lẽ được hưởng tuổi già, nhưng vì quyết định năm xưa, bà không dám nghỉ ngơi. Nỗi niềm này, có lẽ chỉ bà mới thật sự thấu hiểu.
Nhưng như có người nói, 10 năm trước, khó ai có thể đoán được một quyết định có thể thay đổi cuộc đời mình ra sao, nên sống ở hiện tại là tốt nhất. Chúng ta, những người ngoài cuộc, chỉ có thể chúc phúc cho Thịnh Hải Linh, mong bà thực hiện được ước mơ tham dự đám cưới của con gái khi họ đã trưởng thành.
Con gái 14 tuổi nay đã khôn lớn, trưởng thành.
Tình mẫu tử vĩ đại, nhưng sinh con ở tuổi cao không nên
Câu chuyện của Thịnh Hải Linh đã gây tranh luận lớn trên mạng. Nhiều người cho rằng sinh con ở tuổi này là hành động ích kỷ và vô trách nhiệm.
Không bàn đến đúng sai, từ hình ảnh bận rộn của Thịnh Hải Linh, ai ai cũng cảm nhận được tình mẫu tử vĩ đại. Nhưng dù tình mẫu tử vĩ đại, sinh con ở tuổi cao thực sự không nên.
Một mặt, tuổi tác lớn, chức năng cơ thể suy giảm, không chỉ khó thụ thai mà còn nhiều rủi ro khi mang thai như:
Rủi ro cho mẹ:
Biến chứng thai kỳ: Nguy cơ mắc các biến chứng như tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật cao hơn.
Rủi ro sinh mổ: Tỷ lệ phải sinh mổ cao hơn do các vấn đề về sức khỏe của mẹ hoặc bé.
Sức khỏe tổng thể: Tuổi cao có thể đi kèm với nhiều bệnh lý mãn tính như bệnh tim, bệnh thận, và bệnh phổi, làm tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ.
Rủi ro cho thai nhi:
Rối loạn di truyền: Nguy cơ sinh con bị các rối loạn di truyền như hội chứng Down tăng lên theo tuổi của mẹ.
Sinh non: Nguy cơ sinh non cao hơn, dẫn đến bé có thể gặp các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa, và phát triển.
Cân nặng khi sinh thấp: Nguy cơ bé sinh ra có cân nặng thấp, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này.
Khả năng thụ thai giảm:
Suy giảm chất lượng trứng: Số lượng và chất lượng trứng giảm dần theo tuổi, làm giảm khả năng thụ thai.
Khả năng thụ tinh thấp: Tỷ lệ thụ tinh thành công, kể cả qua các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm, cũng thấp hơn.
Rủi ro trong quá trình sinh:
Chuyển dạ khó khăn: Quá trình chuyển dạ có thể kéo dài hơn và gặp nhiều khó khăn do tuổi tác của mẹ.
Ảnh hưởng tâm lý:
Căng thẳng và lo lắng: Mẹ lớn tuổi có thể gặp nhiều áp lực tâm lý, lo lắng về sức khỏe của mình và của bé, cũng như khả năng chăm sóc bé sau khi sinh.
Vì những lý do trên, việc mang thai ở tuổi cao cần được theo dõi và chăm sóc y tế cẩn thận để giảm thiểu các rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Mặt khác, khi đến tuổi nhất định, thể lực và tinh thần đều suy giảm nhiều. Nhất là trong việc chăm sóc con cái, không chỉ cần thể lực và tinh thần, mà còn trí lực, nên tuổi càng cao càng dễ mệt mỏi.
Quan trọng hơn, sinh con ở tuổi cao, thời gian đồng hành với con không nhiều. Như bà Thịnh Hải Linh, con mới 14 tuổi nhưng bà đã 74 tuổi. Chưa nói đến việc bà có thể chờ đến khi con kết hôn, sinh con hay không, mà lúc đó con bận rộn với gia đình riêng, còn bao nhiêu thời gian và sức lực để chăm sóc bà?
Thực ra, nhiều việc nghe thì dễ nhưng khi thật sự xảy ra mới hiểu không hề đơn giản.Vì vậy, hy vọng các cặp vợ chồng ở độ tuổi sinh con tốt nhất có thể suy nghĩ kỹ. Sinh con không phải là việc dễ dàng, một khi đã quyết định và thực hiện, sẽ không được hối hận.