Bị đau dạ dày khi mang gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Vậy mẹ cần phải làm gì để giảm đau, các cơn đau không gây hại tới bào thai?
Đau dạ dày hay còn gọi là viêm loét dạ dày ở bà bầu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt của mẹ và sự phát triển của bé yêu. Bà bầu bị đau dạ dày có thể đến từ nguyên nhân ốm nghén, thai phát triển, rối loạn nội tiết tố, chế độ ăn uống không khoa học…
Bệnh nhẹ có thể đau trong vài phát rồi chấm dứt, nặng sẽ đau nhiều, liên tục, các cơn đau ở dạ dày sẽ tác động và gây nguy cơ sảy thai cao.
1. Triệu chứng đau dạ dày khi mang thai
- Đau dạ dày khi có thai cũng có các triệu chứng đau dạ dày thông thường như sau:
- Ợ nóng, ợ chua
- Buồn nôn và nôn
- Đau vùng bụng trên rốn, đau âm ỉ, dữ dội
- Chướng bụng
- Chảy máu đường tiêu hóa
- Ăn kém
Ợ hơi/ ợ chua là những biểu hiện đau dạ dày khi mang thai phổ biến ở bà bầu (ảnh minh họa)
2. Cách kiểm soát cơn đau dạ dày khi mang thai
Khi mang thai, sức khỏe của mẹ bầu rất quan trọng. Mẹ khỏe thì thai nhi mới phát triển tốt, không gặp vấn đề gì về bệnh lý. Để kiểm soát, giảm các cơn đau dạ dày liên tục, dữ dội mẹ có thể tham khảo các cách sau.
Kiểm soát tình trạng ốm nghén
Hầu như bà bầu nào cũng trải qua tình trạng ốm nghén khi mang thai ở tam nguyệt cá thứ nhất. Ốm nghén cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến bà bầu bị đau dạ dày. Do đó mẹ cần cần kiểm soát tình trạng ốm nghén bằng các cách sau.
- Ăn nhiều các loại trái cây, rau xanh, uống nhiều nước.
- Hạn chế ăn đồ chua, có mùi tanh, đồ chiên rán.
- Thêm nghệ vào thực đơn hàng ngày như các món nấu với củ nghệ tươi, tinh bột nghệ. Bột nghệ có tác dụng chữa đau dạ dày rất tốt, không gây hại tới thai nhi mẹ có thể yên tâm sử dụng.
- Chia nhỏ các bữa ăn, không ăn quá no nhưng phải ăn đủ chất.
- Không ăn đồ ăn gây co thắt tử cung mạnh.
- Ăn thực phẩm ít đường, ăn nhạt hơn.
Bà bầu phải có chế độ ăn uống lành mạnh thì các cơn đau dạ dày sẽ giảm dần (ảnh minh họa)
Đau dạ dày khi mang thai thai tháng đầu rất nguy hiểm, nó có thể gây sảy thai nếu cơn đau mạnh, dữ dội, liên tục. Nên mẹ cần hạn chế tình trạng ốm nghén qua cách điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh hơn.
Giảm chứng ợ nóng
Ợ nóng/ ợ chua là biểu hiện thai nghén diễn ra trong các tháng của thai kỳ. Tình trạng này sẽ gây cảm giác khó chịu, buồn nôn, tăng nguy cơ đau dạ dày hơn. Mẹ có thể giảm, kiểm soát hiện tượng ợ nóng như:
- Uống sữa hoặc ăn sữa chua, phô mai… Do hàm lượng canxi và một số khoáng chất trong sữa có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, giảm đau, ngăn ngừa các cơn đau dạ dày hiệu quả.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Hạn chế ăn những thực phẩm gây trào ngược dạ dày như: Đồ chiên rán, rượu bia, đồ uống có ga, socola…
- Chia nhỏ các bữa ăn và không ăn nhiều, no trước khi đi ngủ.
- Nằm nghiêng về bên trái, kê cao gối lên ngủ.
Hạn chế stress, mệt mỏi
Căng thẳng, mệt mỏi khi có thai sẽ khiến tình trạng đau dạ dày ở bà bầu trở lên trầm trọng hơn. Tốt nhất, trong thời gian này mẹ nên giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ nhất với các cách sau:
- Ngủ đủ 8h/ngày và ngủ trưa từ 30 - 1 tiếng. Không thức khuya, ngủ muộn.
- Dành thời gian đi dạo, massage, nghe nhạc, tâm sự cùng người thân để được thoải mái.
- Tham gia những lớp học yoga để giảm các cơn đau, giảm stress hiệu quả.
- Nghỉ ngơi: Khi có dấu hiệu đau dạ dày khi mang thai mẹ nên nằm xuống và nghỉ ngơi, thư giãn, không làm việc nặng tránh để tình trạng đau diễn ra nặng.
Massage là những cách giúp bà bầu thư giãn, giảm stress hiệu quả (ảnh minh họa)
Các mẹo trị đau dạ dày khi mang thai
Mẹ bầu có thể sử dụng các thảo dược từ tự nhiên để chữa, giảm đau dạ dày, không gây hại cho thai nhi như:
- Dùng lô hội/nha đam: Lấy 1 lá lô hội, rửa sạch, bóc vỏ lấy lớp thịt trong lá. Sau đó cho vào nồi nước đun sôi uống mỗi ngày.
- Dùng nghệ tươi/ bột nghệ: Cho bột nghệ vào sữa chua ăn mỗi ngày, hoặc cho 1 thìa bột nghệ vào 100ml nước ấm, thêm một chút mật ong uống ngày 2 lần trước ăn.
- Dùng dầu dừa: Uống 1 thìa dầu dừa nguyên chất trước ăn 30 phút.
- Gừng tươi: Gừng tươi thái lát nhỏ, hãm với nước sôi và uống khi còn ấm.
Không sử dụng thuốc giảm đau
Khi có thai, mẹ bầu uống bất cứ loại thuốc nào cũng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc Tây hay thuốc Nam, đều có tác dụng phụ gây hại tới thai nhi như dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non…
Ở từng giai đoạn thai kỳ, thuốc sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu và thai nhi như:
- Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu: Đây là thời điểm các cơ quan như tim, chân tay, hệ thần kinh trung ương… của bé đang hình thành. Mẹ sử dụng thuốc giảm đau dạ dày sẽ gây nguy cơ dị dạng, quái thai, sảy thai… cho trẻ.
Bà bầu không nên uống thuốc đau dạ dày tránh những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé (ảnh minh họa)
- Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng giữa: Thời điểm này, thai nhi đã ổn định tuy nhiên bộ phận dục và hệ thần kinh vẫn đang phát triển nên thuốc giảm đau sẽ gây hại cho các bộ phận này.
- Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối: Ở tam nguyệt cá thứ 3 thai đã hình thành gần như đầy đủ các bộ phận, tuy nhiên chưa hoàn thiện. Các loại thuốc giảm đau vẫn gây ảnh hưởng tới mẹ và bé hoặc có thể gây ra tình trạng đẻ non, thai nhẹ cân, chậm phát triển…
Do đó, bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai tuyệt đối không được uống thuốc giảm đau để kiểm soát, làm dịu các cơn đau. Tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ cách chữa đau dạ dày khi có bầu nào.
3. Trường hợp nào mẹ nên gặp bác sĩ?
Nếu đau dạ dày khi mang thai nhẹ, không có các biến chứng nguy hiểm mẹ có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu bà bầu bị đau dạ dày kèm theo các biến chứng sau thì nên tới gặp bác sĩ ngay.
- Đau bụng liên tục, cơn đau tăng dần lên, đau dữ dội.
- Đau bụng kèm buồn nôn, nôn nhiều.
- Ăn kém, không ăn được.
- Có dấu hiệu ra máu.
- Đau bụng dưới.
- Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu.
Tình trạng đau dạ dày khi mang thai không quá nguy hiểm nếu mẹ biết cách kiểm soát, làm giảm các cơn đau.