Li hôn rồi tái hôn là chuyện thường tình.
Li hôn rồi tái hôn là chuyện thường tình. Tuy nhiên câu chuyện người mẹ 52 tuổi quyết định có bầu sau khi đi bước nữa dưới đây lại gặp sự phản đối từ cô con gái 30 tuổi.
Được biết người chồng của mẹ chỉ lớn hơn cô con gái 5 tuổi. Hiện nay, cả 2 đều mong muốn có thêm một cặp sinh đôi vào năm rồng.
Người mẹ mong muốn có con sau khi tái hôn ở tuổi 52.
Thông tin này đối với cô con gái là cú sốc quá lớn nên cô đã chia sẻ tâm trạng lên trang cá nhân với nội dung: "Tôi buồn, tôi tức giận, tôi không muốn mẹ sinh thêm em bé, tôi chỉ có thể trút giận bằng cách này”.
Cô con gái khóc lóc vì quyết định của mẹ.
Tuy nhiên mặc dù đã ra sức ngăn cản nhưng cuối cùng cô gái cũng đành chấp nhận quyết định của mẹ.
Bên dưới bài đăng của cô gái, một số người ngạc nhiên rằng tại sao người mẹ 52 tuổi vẫn có can đảm để sinh con, hành động phản đối của cô con gái là có lý do chính đáng.
Có thể thấy vấn đề khó khăn lớn nhất khi quyết định mang bầu ở độ tuổi đã cao đầu tiên là việc khó thụ thai. Dù là thụ thai tự nhiên hay thụ tinh trong ống nghiệm thì việc phụ nữ lớn tuổi có thai không phải là điều dễ dàng. Bởi khả năng sinh sản của phụ nữ bắt đầu suy giảm ở độ tuổi 30, đến tuổi 35 tốc độ suy giảm sẽ nhanh hơn, đến tuổi 45 khả năng thụ thai tự nhiên đã giảm đi đáng kể, rất khó có con một cách tự nhiên.
Chưa kể, khi mang thai ở tuổi đã cao còn gặp phải rất nhiều rủi ro khó lường.
Một số rủi ro trong quá trình mang thai khi người mẹ lớn tuổi
- Nguy cơ sảy thai tăng lên: Khi chất lượng trứng giảm, nguy cơ sảy thai cũng tăng lên và những bà mẹ lớn tuổi dễ bị tiền sản giật và các tình trạng khác.
- Khả năng đẻ khó tăng lên: Khi cấu trúc sàn chậu và xương khớp già đi, tính linh hoạt của các mô trở nên kém hơn, độ đàn hồi của cổ tử cung và đáy chậu giảm, cơ không đủ co bóp... thì nguy cơ đẻ khó sẽ tăng lên.
- Mổ lấy thai: Tỷ lệ mổ lấy thai tăng theo tuổi, từ 26% ở độ tuổi 20 lên 40% ở độ tuổi 35 và 48% ở độ tuổi 40.
- Tỉ lệ dị tật thai nhi ngày càng tăng: Chỉ với một dị tật trisomy 21, tỷ lệ mang thai ở phụ nữ 45 tuổi lên tới 5%.
- Việc phục hồi sau sinh trở nên khó khăn hơn: Khi chúng ta già đi, các khớp của ống sinh, đáy chậu và xương chậu trở nên cứng hơn, đồng thời lực co bóp của tử cung và độ giãn của âm đạo trở nên kém hơn, điều này cũng sẽ khiến việc phục hồi sau sinh trở nên khó khăn hơn.
Một số ảnh hưởng đến thai nhi khi mang thai tuổi cao
- Rủi ro cao hơn về vấn đề dị tật: Khi người phụ nữ già đi, buồng trứng của họ cũng lão hóa theo, số lượng trứng dị bội thể (chứa nhiều hoặc ít nhiễm sắc thể hơn) ngày càng tăng. Nếu quá trình thụ thai diễn ra với một trứng dị bội thể, hợp tử tạo thành sẽ chứa nhiều hoặc ít nhiễm sắc thể hơn. Hầu hết các hợp tử này không thể làm tổ trong tử cung hoặc dẫn đến sảy thai. Trong một số trường hợp, phôi dị bội có thể dẫn đến rối loạn nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng Down khi có đến 3 nhiễm sắc thể số 21.
- Tăng nguy cơ sinh non: Nguy cơ sinh non và cân nặng thấp ở thai nhi chiếm tỉ lệ cao khi mẹ mang thai ở tuổi cao.
- Tăng nguy cơ về bệnh lý thai nhi: Mẹ mang thai ở tuổi cao khiến thai nhi dễ bị các bệnh lý như tự kỷ, Alzheimer…
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các trường hợp mang thai ở tuổi cao đều gặp phải các vấn đề trên. Một số bà mẹ vẫn có thể sinh con khỏe mạnh ở tuổi cao mà không gặp phải rủi ro đáng kể. Để giảm thiểu các rủi ro này, quan trọng nhất là các bà mẹ cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, thực hiện các buổi khám thai định kỳ và tuân thủ hướng dẫn y tế từ bác sĩ sản khoa.