Tự kỷ không còn là cụm từ xa lạ trong cuộc sống ngày nay. Bất cứ người làm bố, làm mẹ nào khi phát hiện những biểu hiện bất thường của con cũng sẽ đề phòng ngay đến khả năng con bị tự kỷ.
Melissa Patao là một người mẹ có con được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ khi 2 tuổi. Mặc dù lo ngại những đứa con của mình khi sinh ra có thể có nguy cơ cao bị tự kỷ nhưng Patao vẫn hy vọng vào số phần trăm khỏe mạnh ít ỏi. Và trong suốt quá trình mang thai con trai thứ hai, Patao luôn tự hỏi "điều gì sẽ xảy ra?".
Số trẻ em được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) tiếp tục gia tăng trên toàn thế giới. Trong đó, tại Hoa Kỳ, dữ liệu giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) chỉ ra rằng, vào năm 2010, cứ 68 trẻ thì có 1 trẻ mắc chứng tự kỷ. Tuy nhiên, đến năm 2020, con số đó đã tăng lên 1/36 trẻ.
Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng nhưng các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ. Thậm chí, khả năng trẻ có thể bị tự kỷ ngay từ trong bụng mẹ cũng được các nhà nghiên cứu tìm hiểu.
Nghiên cứu về chứng tự kỷ ở trẻ từ trong bụng mẹ đang ngày càng được chú trọng, với mục tiêu tìm hiểu nguyên nhân và phát triển các chiến lược can thiệp sớm.
Những lo lắng của bà mẹ Melissa Patao không phải là không có cơ sở. Cô đã tìm hiểu và cho biết, riêng năm 2017, các nhà khoa học đã xuất bản hơn 100 bài báo về những sự kiện trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh tự kỷ của trẻ. Chứng tự kỷ ở trẻ được quyết định bởi yếu tố gen khoảng 50-95%, tuy nhiên, yếu tố môi trường cũng là một nguyên nhân góp phần dẫn đến tình trạng này.
Các nhà dịch tễ học di truyền tại Trường Đại học Johns Hopkins ở Baltimore cho rằng, môi trường đầu tiên của em bé, chính là trong bụng mẹ, rất quan trọng. Những ảnh hưởng từ môi trường này có thể tác động đến sự phát triển não của thai nhi.
Các nghiên cứu đã liên kết chứng tự kỷ với một số yếu tố trong thai kỳ, bao gồm: Chế độ ăn uống của người mẹ, các loại thuốc người mẹ dùng và tình trạng tâm thần, miễn dịch cũng như trao đổi chất của trẻ, tiền sản giật và bệnh tiểu đường thai kỳ. Các yếu tố khác liên quan đến chất lượng không khí và thuốc trừ sâu mà người mẹ tiếp xúc cũng có thể đóng một vai trò nào đó.
Các nhà khoa học trường Y học San Diego thuộc Đại học California và Viện Khoa học não bộ Allen (Mỹ), cũng đã tìm thấy những bằng chứng khoa học về việc căn bệnh tự kỷ bắt đầu hình thành ngay từ giai đoạn đầu trong tử cung mẹ.
Theo bác sĩ Eric Courchesne, giáo sư thần kinh học và là giám đốc Trung Tâm Tự kỷ (San Diego, Mỹ), trong quá trình mang thai, não ngoài của trẻ sẽ được hình thành bởi 6 lớp não. Tuy nhiên, ở những trẻ mắc tự kỷ, những lớp não ngoài này sẽ không lành lặn và thường sẽ thấy có sự xuất hiện những màng nhỏ li ti, nhưng cũng đủ để gây nên bệnh tự kỷ. Điều bất ngờ hơn là những trẻ bị tự kỷ từ trong bào thai đều phát bệnh ở những giai đoạn rất sớm của thai kỳ.
Những biện pháp trên có thể góp phần giảm nguy cơ phát triển rối loạn tự kỷ ở trẻ, nhưng cần lưu ý rằng không có cách nào đảm bảo hoàn toàn việc phòng tránh bệnh tự kỷ. Đối với những lo ngại cụ thể về rủi ro rối loạn tự kỷ, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của mình.